Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24903105

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 02.05.2024 13:30
Hà Nội: thủ đô CS thiếu văn hóa
12.03.2010 12:48

Nạn đổ rác lén trên đường phố Hà Nội

2010-03-11

Người dân Hà Nội chưa ngớt bàn tán về tin những đống rác bị đổ lén trên khu phố Bà Triệu, lúc tối trời, ngay giữa trung tâm thủ đô, có thể gây trơn trợt và nguy hiểm cho người qua lại khu vực đông đúc này.

AFP PHOTO

Công nhân vệ sinh hàng ngày phải vớt rác do người dân bỏ xuống hồ ở trung tâm Hà Nội. 

Vô ý thức, kém văn hóa

Hành vi này khiến lưu thông bị cản trở nghiêm trọng nên cảnh sát đang ráo riết truy tìm thủ phạm hầu ngăn chặn những vụ việc tương tự tái diễn.

Đống phế thải gồm gạch đất, dầu loan bị kẻ gian trúc vội ngay giữa lòng đường vào lúc tờ mờ sáng, vào giữa tuần này, ngay khu vực phố Bà Triệu nối với đường Ngô Văn Sở.

Chuyện xe ô tô đổ phế thải trên đoạn đường nối từ Hồ Hoàn Kiếm đến đại học Bách khoa Hà Nội, thì từ mấy năm gần đây luôn luôn có hiện tượng đổ đồ phế thải.

Ông Hiệp

Báo Hà Nội Mới loan tin này kèm hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy hai nhân viên đang dùng xẻng thu dọn đống phế thải ngổn ngang, giòng xe lưu thông quađó phải tránh xa vì thể cáng vào những vệt dầu loang. Đội cảnh sát giao thông được phái đến phân luồng, hướng dẫn xe cộ qua lại dồn dập. Xe rửa đường cũng đến tận nơi để tẩy xóa cho sạch sẽ khúc đường nguy hiểm này.

Ông Hiệp, một cư dân gần đó nói chuyện đổ rác rất khó chặn đứng, nhất là vào thời gian sau mùa lễ Tết:

“Ở Hà Nội, Tết vừa qua người ta xả rác vô tội vạ, ở Việt Nam có phong tục đi lễ các đình, chùa vào tháng giêng, chỗ nào người cũng xả rác. Ngoài chuyện xả rác, tai nạn giao thông cũng tăng lên, có người chết. Người ta nói nhưng không làm, cách đây độ hai tháng ở Hà Nội, có chiến dịch phải xóa cho bằng hết các bảng quảng cáo trên tường, như muốn khoan muốn cắt bê tông thì gọi đến số này, nên ngõ ngách nào cũng có.

Rác đổ bừa bãi trên đường phố. AFP Photo.
Rác đổ bừa bãi trên đường phố. AFP Photo.
Còn chuyện xe ô tô đổ phế thải trên đoạn đường nối từ Hồ Hoàn Kiếm đến đại học Bách khoa Hà Nội, thì từ mấy năm gần đây luôn luôn có hiện tượng đổ đồ phế thải, tức là nhà nào đang xây dựng thì phải có phế thải, đáng lẽ phải đổ ở nơi quy định thì lại đổ, hất xuống đường nào vắng, xong nó biến mất. Chuyện này xảy ra nhiều lắm vì nhưng xảy ra ở một đuờng to, Phố Bà Triệu nên mới được nói tới thôi, chứ nơi khác có ai bắt đâu. Điều ấy nói lên ý thức của dân Việt Nam về vệ sinh công cộng còn kém lắm.”

Cần phạt nặng

Bắt đầu từ hôm mồng 3 tháng 3 vừa qua, chánh quyền Hà Nội cho áp dụng các biện phápmới về quản lý chất thải trên địa bàn thành phố và tăng mức phạt tối đa tới 15 triệu đồng, nếu đổ rác sai các điểm không đúng như quy định.

Ông Mạnh, một viên chức thuộc ủy ban nhân dân Hà Nội cho biết, mặc dù báo đài luôn nhắc nhở các quy định giữ gìn vệ sinh chung nhưng dân chúng vẫn chưa ý thức được điều đó:

“Nếu mà cứ đánh vào kinh tế thì có hai chiều hướng, một là phạt nặng như thế thì sẽ ngăn cấm được phần nào, tuy nhiên sẽ không mang lại toàn bộ hiệu quả, thứ hai là phải đánh vào ý thức của người dân, vì dù có phạt thì chỉ đạt kết quảchừng 40% thôi.

Trên phương tiện truyền thông luôn đưa ra hình thức quảng bá đánh vào tâm lý người dân, tác dụng của việc bảo vệ môi trường có ích lợinhư thế nào? Còn muốn có kết quả thì phải từ từ, không thể một sớm, một chiều mà người ta ý thức được, nhận ra vấn đề. Ra đường vẫn có rất nhiều bụi, không bằng ngay cả bên Thái Lan, nhà nước đang cố gắng rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường, không phải bằng biện pháp phạt về kinh tế mà tập trung đánh vào tâm lý của người dân, làm cho người dân tự nhận thức nhiều hơn .”

Một là phạt nặng như thế thì sẽ ngăn cấm được phần nào, tuy nhiên sẽ không mang lại toàn bộ hiệu quả, thứ hai là phải đánh vào ý thức của người dân.

Ông Mạnh

Việc đổ lén rác rến, đồ phế thải có xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh hay không, cô Huệ phục vụ tại một nhà hàng ăn ở quận Nhất kể lại:

“ Người ta cũng bỏ ngoài đường, nhưng mà ít lắm, người ta lau chùi, quét dọn xong đêm ra trước nhà để, rồi xe rác đi qua lấy. Ngoài đường cũng có để mấy thùng rác, mỗi ngày xe rác qua lấy một lần. Nếu phạt thì cũng đúng vì làm cho thành phố lịch sự , văn minh hơn, người ta có ý thức hơn, không bỏ rác bừa bãi. Hồi buộc đội nón bảo hiểm, người ta nói làm cho qua thôi, vài bữa rồi đi xe cũng hết đội, nhưng phạt vài lần người ta cũng sợ, thế rồi nay mọi người đều phải đội mũ, dù ban đêm hay ban ngày.”

Cũng liên quan đến chuyện đổ rác bừa bãi, Hà Nội Mới đưa tin, trên tuyến đườngtừ Tây Đằng đi Phú Châu, Ba Vì, có một đống phế thải rất lớn, bốc mùi hôi nồng nặc, kéo dài hàng trăm mét, nằm dọc từ con kênh dẫn nước đến các cánh đồng ruộng lúa gần đó.

Dân địa phương cho biết trong đống rác có đủ loại đồ phế thải như túi nilong, chiếu rách, mảnh chai lọi, vỏ xe , giầy dép, quần áo cũ...

Dưới cơn mưa, rác tràn xuống lòng mương, chảy xuống kênh, gây ô nhiễm cho môi trường và ảnh hưởng đến việc gieo trồng và cuộc sống của người dân trong vùng. Sau khi sự vịêc này dù đã xuất hiện trên mặt báo nhưng người ta không biết đến khi nào chuyện đổ rác lén lút như vậy mới được giải quyết dứt khoát.

Văn hóa mua sắm ở Hà Nội

Người tiêu dùng chen nhau muốn "bẹp ruột, vứt hàng lung tung, tự ý "nép tạm" vào một góc nào đó của siêu thị để... ăn miễn phí là những cảnh tôi đã chứng kiến trong ngày vàng mua sắm ở Hà Nội. (Phạm Thanh Hương)
> Siêu thị Hà Nội 'náo loạn' trong ngày vàng khuyến mại

Như ai cũng biết 15/11 là một ngày của sự mua sắm bận rộn mà theo nhiều người thì điều đó thực sự là "chưa từng thấy". Các con đường gần các siêu thị lớn như BigC tắc nghẽn. Hệ thống băng chuyền trong siêu thị phải tạm ngừng hoạt động vì quá tải. Các đường đi lối lại ngược xuôi và chật kín người. Các quầy hàng không ngớt những bàn tay nâng lên, đặt xuống. Đó là điều mà ai cũng nhìn thấy và cũng là điều tất yếu trong một ngày vàng cho sự mua sắm.

Điều đó tất nhiên mở ra tín hiệu đáng mừng vì sức mua tăng vọt nhưng xoay quanh đó cũng còn khá nhiều vấn đề đáng bàn bạc, chính là văn hóa người tiêu dùng. Đâu đó khuất sau những quầy hàng, lẫn trong dòng người tấp nập và khó kiểm soát vẫn còn một vài hiện tượng "chướng tai, gai mắt".

Quầy thanh toán của siêu thị Pico Plaza bị "bao vây" bởi lượng khách mua hàng quá đông. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.

Khi bước chân vào cửa siêu thị BigC, bạn đã biết rằng mình bị đẩy đi đâu, bị cuốn theo dòng người đi đâu là điều khó đoán trước. Người vào hò nhau đẩy, người ra cũng hò nhau đẩy, mọi người dường như ngã chúi hoặc mắc kẹt giữa đám đông.

Băng chuyền không hoạt động nên trên đường cho những người đi lên vẫn không thiếu những người đi xuống và ngược lại. Người tiêu dùng vì sốt ruột đã chọn cho mình giải pháp "trái khoáy, vậy đuôi". Và vô hình chung, chính họ đã làm chậm lại tốc độ di chuyển của họ. Trong ngày hôm nay, dường như khái niệm đối tượng những người được ưu tiên không hề được nhớ tới. Bất chấp người xung quanh họ là người già hay trẻ em, chỉ cần chen được là họ sẵn sàng chen.

Mất bao công sức chen chân đi mua hàng, khi vào được siêu thị thì sao? Hàng hóa lộn xộn hơn những ngày bình thường. Lý do là người tiêu dùng sau khi chọn hàng theo tâm lý "nhặt cho thích tay" tìm được món đồ lý tưởng hơn món hàng mình vừa chọn nên quyết định "để tạm" vào quầy hàng bất kì nào đó vì ngại quay trở lại.

Nếu có mặt trong BigC ngày hôm nay, chắc chắn bạn sẽ chẳng khó gì để nhìn thấy những túi sữa tươi để ở quầy bán mì tôm, những chiếc quần "hàng hiệu" lẫn trong đống quần áo đại hạ giá...

Suy cho cùng, trong tình huống dở khóc dở cười khi phải chen nhau "bẹp người" ở bất cứ đâu trong siêu thị như ngày hôm nay, hành động của người tiêu dùng như vậy cũng là điều dễ hiểu. Nhưng nếu chỉ vì ngại, vì sợ mà ai cũng như vậy thì những người đến sau, muốn mua sữa tươi phải ra quầy mì tôm, muốn mua giày dép phải ra hàng quần áo...

Và chắc hẳn nhân viên trong siêu thị sau ngày hôm nay sẽ phải mất một khoảng thời gian không mấy thú vị cho việc thu dọn và sắp xếp lại hàng hoá. Đó là chưa kể đến có những người mua hàng hiếu kiên nhẫn, sau khi bỏ công sức chen chân mua được xe hàng, không chờ được tới lượt mình thanh toán đã để hàng hóa lẫn lộn và lăn lóc ở bất cứ đâu họ muốn, vừa gây phản cảm, vừa gây bất lợi cho việc mua sắm và đi lại.

Tai hại hơn nữa, người tiêu dùng hôm nay thỏa sức tự ý "nép tạm" vào một góc nào đó để... ăn miễn phí.

Dù sao, trong một ngày đặc biệt như ngày hôm nay, để kiểm soát tình trạng trên cũng không phải chuyên đơn giản. Một nửa chiếc bánh mì, một nửa gói bim bim, một nửa hộp sữa chua, một nửa chai nước... Đó là cảnh tượng mà chúng ta có thể bắt gặp mọi nơi, mọi lúc trong BigC ngày hôm nay.

Dường như sự "hưởng thụ" của người tiêu dùng hơi thiếu văn minh, lịch sự khi mọi việc gần như đều được thực hiện lén lút và tùy tiện. Thật phản cảm khi đâu đó trong siêu thị, dưới cái nhìn của không ít người, một vài cá nhân đang gây sự chú ý về mình bằng sự "hưởng thụ" một cách đặc biệt như vậy.

Đó là những điều ít ỏi mà bản thân tôi có dịp được "thực mục sở thị". Chúng để lại trong tôi những ấn tượng khá sâu sắc và gợi cho tôi nhiều suy nghĩ về cái được gọi là "văn hóa tiêu dùng" mà người dân của chúng ta đang giấu ở một nơi xa lắm. Đến bao giờ chúng ta mới đạt đến trình độ văn minh mua sắm để mỗi người tiêu dùng sau khi đi mua sắm ở siêu thị về đều thở dài ngán ngẩm và lắc đầu nguầy nguậy? Ngày đó có còn xa?




Hà Nội: “Chướng tai gai mắt”, văn hóa phục vụ





Cộng đồng mạng vẫn lan truyền một bài viết khá thú vị về sự khác nhau giữa hai TP lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM, trong đó có viết một đoạn về sự cảm ơn: “Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô lễ tân cúi gập người chào bạn. Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn”.

Mặc dù là những đúc kết của cá nhân một công dân mạng tinh tế, nhưng được đông đảo tán thành và gật gù. Không chỉ lời cảm ơn mà văn hóa phục vụ ở Hà Nội hiện vẫn đang là vấn đề “đau đầu” với những ai quan tâm, yêu mến mảnh đất – con người nghìn năm văn hiến – nơi nổi tiếng với câu tục ngữ: “Không thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
“Áo ở đây đắt lắm đấy!”
Một lần, khi tôi ghé thăm nhãn hiệu thời trang N. tại đường Bà Triệu, có sự xuất hiện của một người khách là phụ nữ trung niên. Có lẽ vì cách ăn mặc của chị đơn giản nên ngay từ đầu các em bán hàng đã không mặn mà trong cách chào đón. Chị vẫn vui vẻ lựa chọn những bộ váy công sở, cầm những bộ mình ưng ý trên tay, đang dò đường vào phòng thử, thì cô nhân viên đứng cạnh đó lạnh nhạt: “Có chắc chị mua không? Đồ áo ở đây đắt lắm đấy!”.



Hà Nội nên học hỏi cách phục vụ của Tp.HCM.



Câu nói như đuổi khách của một cô nhân viên bán hàng chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu khiến người khách sững sờ. Chị quay quắt lại chỗ thanh toán, rồi nhẹ nhàng hỏi cô nhân viên: “Lương tháng của cô được bao nhiêu?”. Cô nhân viên mặt mũi xám xịt chưa thốt nên lời thì chị nói tiếp: “Cô nhân lên vài chục lần rồi hỏi tôi xem có mua được nổi một bộ váy của cửa hàng cô hay không nhé?”.
Những câu chuyện như trên không phải là chuyện lạ, nó đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở rất nhiều cửa hàng hiện nay. Lời nói được thốt ra từ cái miệng xinh xinh của cô nhân viên bán hàng – lạnh lùng, ngắn gọn và … đơn giản thế – nhưng đã gây ra sự tổn thương cho những ai phải hứng chịu.
Một người bạn của tôi cũng từng phải chịu cảnh tương tự. Khi chị đang xem cái áo khoác mùa đông khá bắt mắt thì người bán hàng lạnh nhạt: “Áo đó giá đắt đấy nhé” với ánh mắt không mấy thiện cảm, nếu không muốn nói là coi thường.
Là người kiếm ra tiền, nên câu nói đó không khác gì hành động hất nước vào mặt, chị sang ngay hàng bên cạnh lấy đúng chiếc áo tương tự và rút xấp tiền ra trả, không mặc cả một xu – khiến cái miệng vừa thốt ra những lời “thanh lịch” kia cáu kỉnh khó chịu và không kém phần tiếc nuối!
Nhưng tưởng chỉ những người ăn mặc bình dị mới khiến các cô bán hàng “nhà ta” bị “đánh tráo khái niệm” mà nhìn gà hóa cuốc rồi mới hành xử mất lịch sự, thiếu văn hóa nhưng không hoàn toàn đúng. Tôi có anh bạn là người mẫu, với chiều cao nổi bật, phong thái sang trọng, anh được chú ý tại bất cứ nơi đâu anh tới.
Một lần, anh đang chọn được kha khá đồ nhưng vì sắp quay phim nên anh phải chọn thật kỹ càng, vì vậy, người bán hàng tỏ ra khó chịu, mặt sưng vù như bị o­ng đốt, cộc cằn đáp lời và thái độ vùng vằng rất thiếu duyên, anh không chịu được, vứt hết đống đồ đã chọn rồi không kiềm chế được anh nói: “Em bán hàng kiểu này có mà bán cho quỷ” rồi ra khỏi cửa hàng. Tất nhiên, anh một đi không trở lại.
Những phố “vẫy” khách ở Hà Nội
Hà Nội hiện nay xuất hiện rất nhiều những phố mà dân tình thường gọi là phố “kéo”, “chặn” khách. Tôi đã chứng kiến (và cũng từng gánh chịu) quá nhiều hành động rất phi văn hóa khi những “lơ” quán thời hiện đại chạy ra đứng đầy đường để lôi, kéo, chặn xe của người qua đường, tạo nên không biết bao nhiêu gương mặt với đầy đủ cung bậc cảm xúc từ giận dữ, bực mình, đến lo âu, hoảng sợ.
Thế nhưng kéo được “con mồi” vào chỗ rồi, thì thái độ phục vụ gần như tỉ lệ nghịch với sự nhiệt tình “chặn xe” ban nãy, khách hàng có thể ngồi chờ mỏi cả cổ với những bữa ăn “mầm đá”, sự hờ hững, lạnh nhạt của bồi bàn khiến “thượng đế” cảm thấy hụt hẫng, vì bị bỏ rơi!


Trời đánh tránh bữa ăn!


Huy vốn là cậu ấm có tiếng “Bạc Liêu công tử” ở Hải Phòng. Anh học tại một trường đại học lớn ở Hà Nội và gia đình chu cấp không thiếu một cái gì vậy nhưng cách ăn mặc bụi phủi, đã khiến anh gặp không ít tình huống oái oăm.
Có lần Huy rủ cô bạn gái vào một cửa hàng ăn nhanh, cô nhân viên thấy anh không được phong lưu như những khách hàng khác, bèn lườm lườm: “Đồ ăn này giá cao đấy anh nhé”. Câu nói “chạm nọc” tự ái ngút trời của chàng thiếu gia. Vẽ vời chán chê trên bàn bộn bề thức ăn, Huy mới đủng đỉnh gọi quản lý lên, gọi cả nhân viên phục vụ kia tới. Kết quả, cô nhân viên bị đuổi ngay lập tức.
Chị họ tôi trong một bữa ăn tại nhà hàng, vì không thấy bóng người phục vụ nào, chị gọi to lên thì xồng xộc một cô nàng chạy ra, mắt sáng quắc rồi cao giọng: “Chúng tôi không điếc đâu, chị không phải hét như thế!”.
Mọi người trong bàn tiệc chưa kịp ngạc nhiên thì chứng kiến tiếp hình anh cô này sừng sộ đứng sát cạnh bàn theo kiểu “nhà binh” tỏ ý là giờ sẽ đứng “canh” cho hết buổi! Bữa ăn trở nên kém vui và mất ngon, còn bà chị tôi thì đỏ bừng mặt vì xấu hổ khi mà chồng tương lai ngồi ngay cạnh! Nếu không có sự can ngăn của những người có mặt, có lẽ bà chị họ tôi đã không nhẫn nhịn bình tĩnh ngồi lại cho đến khi bữa ăn kết thúc!
Không nặng như những lời nói xỉa thẳng vào danh dự của khách hàng, nhưng không ít những cử chỉ thiếu văn minh của người phục vụ trong các quán ăn như “cười nhạt” khi khách hàng lựa chọn món, gọi tên món, lau bàn ăn với thái độ hậm hực, khó chịu, làm theo yêu cầu của khách hàng một cách miễn cưỡng và kênh kiệu… cũng khiến không ít khách hàng cảm giác phiền lòng.
Trời đánh còn tránh bữa ăn, nên sự bực mình của các “thượng đế” ở những nhà hàng, quán ăn bao giờ cũng “thịnh nộ” và phẫn uất nhất. Đây cũng là bài học cho những chủ đầu tư, người quản lý những nhà hàng lớn nhỏ, bởi vì xét theo tâm lý, không ai muốn ăn uống ở một nơi bị “bạc đãi” và một lần bất tín vạn lần bất tin – nên cơ hội trở lại của người khách đó trong thì tương lai là gần như số không!
Một số người bạn sinh sống và làm việc tại TP HCM, mỗi lần ra Hà Nội vì lý do công việc, xong việc, họ vội vội vàng vàng đặt vé máy bay và trở về ngay. Nhiều khi bạn tôi cứ nửa đùa nửa thật: “Đi uống café ở Hà Nội nhiều khi muốn đập cho đứa phục vụ một phát, còn đi mua đồ thì chỉ muốn chạy cho xong”.


Kết


Một số người nổi tiếng mà tôi có quen biết, khi mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội, họ luôn cẩn trọng với việc phục vụ của nhân viên đến mức việc training (đào tạo) gần như diễn ra hàng tuần.
NTK Võ Việt Chung cho biết anh lắp đặt camera không chỉ để quan sát an ninh cho cửa hàng mà còn… ghi lại cả thái độ phục vụ của nhân viên, nếu cô nào “chẳng may” xị mặt khi khách đến mà không mua, sẽ bị sa thải ngay lập tức.
Nghe Võ Việt Chung nói, tôi cứ trộm nghĩ rằng nếu như người chủ nào cũng ý thức cao độ về cung cách – văn hóa phục vụ – dịch vụ của mình đối với khách hàng như vậy, có lẽ chúng ta sẽ không còn phải đau đầu, chướng tai gai mắt khi hàng ngày vẫn phải đối mặt với rất nhiều lời nói – hành động thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa, thừa vô duyên của những người mà họ không hiểu rằng họ đang kiếm tiền bằng chính cách phục vụ của mình, rằng họ đang bất nhã với người sẽ bỏ tiền ra nuôi họ!

Sài Gòn và Hà Nội
Cơn mưa. Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn, đỏng đảnh nhưng mau quên. Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội, âm ỉ và dai dẳng.

Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.
Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh.
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ.
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai.
Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi.
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý.
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải.
Ở Sài Gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái.
Con đường
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách.
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm.
Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
Sài Gòn: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.
Giầy tất
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang tất.
Con gái Sài Gòn có thể đi tất mà không cần mang giày.
Đụng hàng
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau:
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”.
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”.
Cà phê
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus.
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn.
Sài Gòn: Ít cafe + ít sữa + đá + đá + đá + … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có một ấm trà to tướng… chan vào cafe uống. Hết lại có thêm (không cần xin).
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc.



Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá ở các quán nước giá 500 đồng.
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí.
Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai nghìn rưởi.
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền.
Dao dĩa
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn.
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa.
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa.
Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Dạ vâng
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa:
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”.
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”.
Chào hỏi
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về:
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”.
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”.
Tỏ tình
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao?”.
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ”.
Giàu có
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền.
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền.
Giữ xe hàng quán
Hà Nội: trông hộ xe miễn phí.
Sài Gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”.
Uống bia
Hà Nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ tan tiệc.
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa.
Karaoke
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ.
Sài Gòn: Chọn vi tính, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ.
Xôi
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ.
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy.
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen).
Siêu thị
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực.
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình.
Nhà sách
Hà Nội : Nhân viên hách dịch.
Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi.
Chùa chiền
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa.
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh.
Tào phớ
Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài.
Chè
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ.
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút.
Cắt chanh
Hà Nội: Bổ ngang.
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa.
Cây xanh
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo. Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên đường 3/2.
Nước canh rau muống
Hà Nội: Sấu, chanh.
Sài Gòn: Me, chanh.
HN: nem rán.
SG: chả ram, chả giò.
HN có bún chả.
SG có cơm tấm.
Cuối tuần
Hà Nội: Cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi.
Sài Gòn: Đi ăn tiệm.
Chất chơi và chất chiến
Hà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có.
Sài Gòn: 5 số 67, Tak X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu?
Chợ tình
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu.
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã.
Xe
Hà Nội: Hiếm gặp những xe đời cũ.
Sài Gòn: Những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố.
Vá xe
Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi.
Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho.
Hồ
Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to.
Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại.
Shopping
Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
Tức mình chửi nhau:
Hà Nội: Đồ dở hơi
Sài Gòn: Quân mắc dịch
Hài
Hà Nội: Nặng về lời nói.
Sài Gòn: Nặng về cử chỉ.
Người Hà Nội: nói dài dòng, khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn, dễ hiểu!
Người SG nói: dễ hiểu.
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu.
Tiệm Internet
Hà Nội: ít nhưng rẻ!
Sài Gòn: nhiều mà mắc!
Ăn uống
Người Hà Nội hay ăn mặn
Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống
Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó.
Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn.
Tẩy
Ở Hà Nội: Nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở Sài Gòn: Nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá
Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi một bao Vina.
Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai.
Biển quảng cáo
Ở Hà Nội, phải mang tính lịch sự, trang trọng.
Ở Sài Gòn, càng hài ước càng thu hút mọi người.
Gọi điện về việc kinh doanh
Hà Nội: Chú là con ai đấy?.
Sài Gòn: Mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
Phát triển dự án
Sài Gòn: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
Hà Nội: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
Khi khách đến nhà
Hà Nội: Mời bác dùng cốc chè tươi ạ.
Sài Gòn: Tí! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
Hà Nội: Mời cơm… ứ dám ăn.
Sài Gòn: Mời cơm là… phải ăn.
Khi ai cho mình cái gì
Hà Nội: Vâng quí hóa quá.
Sài Gòn: Trời ơi dữ hông.
Khen đồ ăn ngon
Hà Nội: Ngon tuyệt cú mèo.
Sài Gòn: Ngon bá chấy bò chét.
Khen vật gì to
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki.
Con gái
Sài Gòn: da rám nắng, nói năng dễ thương con gái.
Hà Nội: da trắng, lạnh lùng khó bắt chuyện.
Hà Nội: Chị ơi cho em cái túi nylon
Sài Gòn: Chị ơi cho em cái bịch xốp
Hoa quả
Hà Nội gọi quả táo là quả táo.
Sài Gòn gọi quả táo là trái bom.
Hà Nội gọi quả dứa là quả dứa.
Sài Gòn gọi quả dứa là trái thơm.
Hà Nội gọi là ô mai.
Sài Gòn gọi là xí muội.
Uống bia
Hà Nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly.
Sài Gòn: Chai của ai người ấy uống.
Uống rượu
Sài Gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh.
Hà Nội: “Bắc cạn”.
Sinh viên và cave
Sài Gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà Nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ và hớt tóc máy lạnh
Hà Nội: Gội đầu thư giãn
(Thực ra vào trong đó thì như nhau)
Khuyến mãi:


p/s: Nếu bạn gặp những nhân viên phục vụ thế này, bạn sẽ làm gì?

Cảnh sát trẻ 'làm nhục' người tình tuổi teen giữa đường

Cô gái tuổi trăng tròn bị người yêu cũ Lê Trung Hiếu (công an phường Thịnh Quang, Hà Nội) cùng nhóm bạn chặn đánh giữa phố, cắt nham nhở mái tóc dài đen óng.

Thay vì đi chơi với đám bạn, giờ đây My thường dùng âm nhạc để "giết thời gian". Ảnh: Hoàng Anh.

Sáng 18/3, thu mình trong đống chăn dưới sàn nhà chỉ rộng hơn chục mét vuông, thiếu nữ tên My với nước da trắng, đôi mắt to đen láy kể, qua bạn bè cô đã quen cảnh sát trẻ Lê Trung Hiếu.

"Anh Hiếu thường điện thoại, tỏ ra quan tâm, rủ em đi ăn uống. Nghĩ anh ấy là công an, cao to đẹp trai và lịch sự nên em nhận lời", My kể về việc bắt đầu cuộc tình khi chưa bước qua tuổi 15.

Sau 4 tháng qua lại, My và Hiếu chia tay. Những tưởng chuyện tình cảm rồi sẽ dần trôi đi, nhưng sự cố xảy ra với My vào tối 24/2 khiến "bí mật" của cuộc tình này đã bị cô đưa ra ánh sáng.

"Em đang đi cùng bạn ở khu vực Hào Nam thì gặp anh Hiếu đi cùng một phụ nữ và hai thanh niên khác. Anh Hiếu ép em vào lề đường. Họ khống chế, đánh và giữ tay để chị này cắt tóc... Em vẫy taxi định đi về thì lại bị hai thanh niên từ đâu phi đến, kéo ra khỏi xe đánh túi bụi", My trình bày.

Lúc đó, cảnh sát 113 có mặt kịp thời nên đã giải thoát cho My. Trao đổi với VnExpress.net, My cho biết không hiểu vì sao người yêu cũ lại hành động như vậy. Giữa hai người không có mâu thuẫn trầm trọng.

Ngoài ra, gia đình cô gái còn gửi đơn tố cáo, Hiếu thường xuyên quan hệ tình dục với My khi cô chưa đủ tuổi thành niên và ép sử dụng ma túy tổng hợp trong nhà nghỉ.

My cho biết, từ khi quen Hiếu (9/2009), cô đã nhiều lần trao thân cho anh ta. My không nhớ đã bao lần bước chân vào nhà nghỉ ở đường Láng, Thịnh Quang, hay phố Hoàng Ngân... để "vui vẻ" với Hiếu.

Theo lời cô gái bỏ học từ năm lớp 8, thường xuyên có mặt thâu đêm ở quán bar này, nhiều lần đến "chốn hẹn hò", cùng đi với họ còn có nhóm bạn của Hiếu.

"Vào phòng, họ lôi ra một thứ màu trắng trong, nhỏ, mịn rồi cho vào coóng đốt hơ nóng chảy thành nước. Khi khói bay ra và mọi người thay nhau hít", My nhớ lại.

Thiếu nữ mới lớn cho biết, cô không biết đó là thứ chất gì, nhưng sau mỗi lần "chơi" đều mang lại ảo giác, không thể kiểm soát được hành vi....và đều quan hệ tình dục với Hiếu.

Sau khi có đơn tố cáo về những việc làm của Hiếu, Công an quận Đống Đa đã vào cuộc xác minh. Hiếu bị loại ngũ khi cơ quan điều tra làm rõ sai phạm của anh ta trong vụ đánh đập My vào tối 24/2.

Trao đổi với VnExpress.net, thượng tá Nguyễn Văn Thành (Phó công an quận) cho biết, vụ án đã được khởi tố điều tra. Hành vi của những người liên quan cũng được làm rõ. Trong đó, Hiếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

"Về tố cáo Hiếu quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên, chúng tôi chưa đủ cơ sở để khởi tố. Tuy nhiên, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra làm rõ, sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó", ông Thành cho hay.

Theo một cán bộ công an phường Thịnh Quang, Hiếu mới vào làm ở công an phường được vài tháng với nhiệm vụ trực ban.

Ông ngoại My cho biết, những ngày gần đây My bị "khủng bố tinh thần" khi liên tục nhận được tin nhắn đe dọa gửi tới điện thoại di động. Gia đình cô đang rất hoang mang, lo sợ.

Hoàng Anh - Anh Thư



Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

GS.TS. Trần Văn Bính
Tạp chí thông tin công tác tư tưởng, lý luận
    

Con người gắn với văn hóa như hai chị em sinh đôi, thậm chí như hai trang của một tờ giấy vậy. Con người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người.

Thăng Long - Hà Nội là một trong những thủ đô cổ của vùng Đông Nam Á, hơn nữa lại là thành phố duy nhất hầu như liên tục trong một ngàn năm qua, đã giữ vững vị trí là đầu mối chính trị, là trung tâm kinh tế và văn hóa của cả nước.

Với vị thế đó, từ lâu Thăng Long - Hà Nội đã thu hút người từ mọi miền đất nước về đây sinh sống và lập nghiệp. Đó là những người làm việc ở các cơ quan Nhà nước TW, những người làm các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, những người hoạt động trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật... và cùng với họ, là gia đình bà con và họ hàng của họ. Sự tập hợp ngày càng đông cư dân từ mọi miền đất nước đã biến Thăng Long - Hà Nội thành nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước. Cần lưu ý điều này vì trong số cư dân nhập về Thăng Long - Hà Nội có một bộ phận đáng kể là những người tiêu biểu cho trí tuệ, tài hoa ở các vùng miền, họ muốn về Thăng Long - Hà Nội để phát triển tài năng trí tuệ của mình. Ngoài các ngành nghề truyền thống của các tỉnh lân cận Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Nam Định… từ lâu đã có mặt tại Thăng Long - Hà Nội, còn có những nhà văn hóa tiêu biểu của vùng Kinh Bắc, Hải Dương, Hà Tây, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh... Như vậy, với vốn văn hóa bản địa của nhóm cư dân sinh ra và lớn lên từ rất lâu đời trước đây gần ngàn năm qua, văn hóa Thăng Long - Hà Nội luôn được bổ sung bởi các giá trị từ các vùng miền khác nhau. Và đến lượt mình, các giá trị văn hóa của các vùng miền khi có mặt ở Thủ đô, được tiếp xúc với trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, đã luôn vận động và phát triển để phù hợp với nhu cầu mới của thực tiễn. Chính trong quá trình vận động đó, nhiều nhân tố lỗi thời, lạc hậu, có tính biệt lập trong văn hóa các vùng miền sẽ được khắc phục dần dần, để giữ lại và phát huy những nhân tố tích cực, có tính phổ biến.

Thăng Long - Hà Nội nằm ở châu thổ sông Hồng, nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Chính nơi đây là địa bàn sinh sống của người Việt cổ, rất đậm đặc các thần thoại, truyền thuyết, đền đài miếu mạo, phản ánh sâu sắc quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các truyền thuyết về vua Hùng, về Thánh Gióng, về Chử Đồng Tử, về các vị thành hoàng đã có công khai phá bờ cõi và các làng nghề truyền thống... hầu như có mặt khắp nơi trên đất Thăng Long - Hà Nội. Chính cái kho tàng văn hóa dân gian đó đã tạo nên một động lực quan trọng, một sức sống lớn để Thăng Long - Hà Nội vượt qua mọi thách thức của lịch sử, trở thành chỗ dựa vững chắc về trí tuệ, ý chí, nghị lực và niềm tự hào của cả dân tộc. Đáng chú ý là trong sự nghiệp xây đựng nước Đại Việt, các triều đại phong kiến trước đây đã có ý thức dựa vào các giá trị di sản do cha ông để lại. Họ biết sử dụng các giá trị đó để cổ vũ niềm tự hào dân tộc Vua Lý Thái Tổ đã đặt tên cho quốc đô là Thăng Long, phong cho thần Long Đỗ làm thần thành hoàng của quốc đô. Cũng Lý Thái Tổ cho lập ở làng Gióng đền thờ Thánh Gióng. Nhà Lý nâng lễ Thánh Gióng lên quốc lễ.

Có thể nói, sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Đại Việt được khởi đầu từ Thăng Long. Các vương triều Việt Nam ở thời cường thịnh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức (trong nhân dân và luôn chăm lo chỉnh đốn việc học hành thi cử.

Năm 1070, nhà Lý lập Văn miếu, mở khoa thi đầu tiên gọi là Minh Kinh Bắc Học năm 1075, lập Quốc Tử Giám năm 1076, sau đó mở tiếp các khoa thi vào các năm 1086, 1152, 1193, 1195. Có thể coi đó là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của chế độ giáo dục và thi cử trong lịch sử phát triển giáo dục Việt Nam.

Nhà Trần lập Quốc Học Viện, mở các khoa thi đều đặn hơn và còn bổ dụng các quan xuống các phủ để trông coi việc học tập. Đến thời Lê sơ thì chế độ khoa cử càng được hoàn chỉnh, cứ 3 năm có một kỳ thi Hương và một kỳ thi Hội. ở thời Lê Thánh Tông, số sĩ tử rất đông. Quốc Tử Giám có giảng đường học tập, có ký túc xá cho học sinh, có kho lưu trữ sách. Nhà Lê đặt ra lê xướng danh (lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ đạt về làng), lễ khắc tên tuổi người đỗ tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu. Cũng thời Lê Thánh Tông, triều đình đã ban hành 24 điều giáo huấn nhằm đưa Nho giáo vào văn hóa làng xã, đề cập các vấn đề đạo đức về gia đình, tông tộc, thôn xóm theo lễ, nghĩa, hiếu, trung... Chính trên nền tảng giáo dục đó, một nền văn hóa bác học đã ra đời, và trung tâm, đỉnh cao của nó vẫn là Thăng Long - Hà Nội.

Điều cần lưu ý là tại nơi đây đã sớm có sự giao thoa chặt chẽ giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học. Thông thường thì trong các xã hội trước đây, giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học có sự mâu thuẫn, thậm chí đối lập nhau, vì văn hóa dân gian là văn hóa của quần chúng nhân dân, của những người lao động bị áp bức trong xã hội có thống trị giai cấp. Còn văn hóa bác học là văn hóa của giai cấp thống trị. Nhưng điều đó đã không xảy ra trong nền văn hóa Đại Việt ở Thăng Long. Điều này cũng dễ hiểu, vì suốt mấy trăm năm cường thịnh, giai cấp phong kiến Việt Nam thời Lý, Trần, Lê đang gánh vác một nhiệm vụ lịch sử to lớn: lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. Trong bối cảnh đó việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, khoan sức cho dân, để huy động sức mạnh của toàn dân tộc, chính sách thân dân, có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với dân tộc, mà còn đối với các vương triều. Tinh thần đó được thể hiện rất rõ trong “Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyên Trãi.

Văn hóa dân gian đã trở thành mạch ngầm nuôi dưỡng dòng văn học bác học. Nhiều giá trị văn hóa dân gian đã thấm sâu vào văn hóa bác học dưới nhiều hình thức (dù đó là công trình kiến trúc đền chùa, cung đình, hay các tác phẩm văn học...). Ngược lại, thông qua văn hóa bác học, mà đại diện là các tầng lớp trí thức, nho sĩ thời bấy giờ, các giá trị văn hóa dân gian của từng vùng, miền, của các địa phương, đã được nâng lên thành các giá trị có ý nghĩa toàn dân tộc. Rõ ràng, so với tất cả các địa phương ở nước ta trước đây thì ở Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra một cách có ý thức và thường xuyên sự giao thoa, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học nhằm xây dựng và củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Phải chăng đó cũng là nét đặc thù của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Sự xuất hiện dòng văn học bác học ở Thăng Long từ thế kỷ XI, đặc biệt từ thế kỷ XIII, XIV đã làm rạng rỡ thêm nền văn hóa Thăng Long, trung tâm và đỉnh cao của văn hóa Việt Nam. Bản lĩnh, trí tuệ, tài hoa của người Thăng Long - Hà Nội được thể hiện khá rõ nét ở đây. Nếu ta coi văn học là nhân học - văn học là con người, thì chính dòng văn học Thăng Long - Hà Nội một ngàn năm qua là tấm gương soi rõ nhất con người Thăng Long - Hà Nội. Chính trên mảnh đất này đã vang lên khúc ca hùng tráng của Lý Thường Kiệt "Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của Nguyễn Trãi trong Bình ngô đại cáo… và cả tiếng khóc bi hùng của Hoàng Diệu khi Thăng Long bị thất thủ trong “Biểu trần tình". Hàng loạt thơ văn mang triết lý sâu sắc về cuộc đời đã xuất hiện trên đất Thăng Long. Có lẽ trên đất Việt Nam này, ít ở đâu xuất hiện một dòng văn học sớm quan tâm đến ý nghĩa của cuộc đời, thân phận của con người và mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa con người với thiên nhiên và tạo vật như ở Thăng Long - Hà Nội. Dù tác giả là ai, từ đâu tới, thì tác phẩm của họ vẫn toát lên một tình yêu tha thiết với con người và cảnh vật của Thăng Long, dĩ nhiên, qua đó là niềm tự hào và tình yêu mãnh liệt đối với non sông đất nước Việt Nam.

Đó là bối cảnh văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, là "chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” ("Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn). Trên cái nền tảng tinh thần đó, con người Thăng Long - Hà Nội dần dần được hình thành cái nét dáng riêng của nó. Vậy nét dáng riêng của người Thăng Long - Hà Nội là gì? Sẽ là vô nghĩa, thậm chí bất lợi, nếu chỉ đi tìm những cái riêng có của người Hà Nội trong sự tách rời cái chung của người Việt Nam ở mọi miền đất nước, bởi như trên đã nói, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vốn là bản giao hưởng các giá trị văn hóa của mọi miền đất nước. Nhưng mặt khác, "bản chất con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội” (C.Mác), con người là chủ thể và sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, trong cái chung của toàn dân tộc vẫn có cái riêng của từng vùng, từng miền. Thăng Long - Hà Nội vốn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Vị trí đó đã dần dần hun đúc nên những phẩm chất nổi bật của con người Hà Nội.

Sống ở trung tâm và đầu não chính trị của cả nước, người Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Nhưng âm thanh chủ đạo của ngàn năm qua vẫn là tiếng nói hào hùng, là hào khí Thăng Long. Cái hào khí đó tạo nên cái âm vang chung từ bài thơ thần của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Hịch tướng sĩ văn" của Trần Hưng Đạo... cho đến “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Cái hào khí đó được thể hiện trong tinh thần “Sát thái” của quân sĩ thời Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, trong tinh thần của Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than (thời nhà Trần đánh Nguyên Mông), trong khẩu hiệu "Không gì quý hơn độc lập tự do" và trong tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" ở thời đại Hồ Chí Minh, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Sống trong môi trường vốn là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước, là nơi mà sự nghiệp giáo dục sớm phát triển, nơi có trướng đại học đầu tiên, nơi chế độ thi cử để tuyển chọn người tài được tổ chức khá thường xuyên, người Thăng Long - Hà Nội có nhu cầu cao về phát triển trí tuệ, phát triển tài năng, và trong thực tế, người Hà Nội từ bao đời nay đã chứng tỏ các khả năng đó. Phải chăng từ rất lâu, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ, tài năng của cả dân tộc. Qua các thời đại, nhiều danh sĩ, nho sĩ, nghệ sĩ đã tìm đến Thăng Long - Hà Nội để lập nghiệp, và cũng chính trên mảnh đất này, sự nghiệp của họ mới được phát triển rực rỡ nhất. Giải thích hiện tượng này không thể tách rời các tố chất riêng có của người Hà Nội. Các tố chất đó là sản phẩm trực tiếp của môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Thăng Long - Hà Nội. Việc xuất hiện các vương triều cần thịnh suốt mấy trăm năm (Lý, Trần, Lê) với chính sách thân dân, quan tâm thực sự đến cuộc sống của người cùng dân, với chính sách đào tạo và trọng dụng người tài... đã biến Thăng Long - Hà Nội sớm trở thành điểm sáng của phong trào phục hưng dân tộc. Tinh hoa của người Thăng Long - Hà Nội được hình thành từ điểm sáng đó.

Thăng Long - Hà Nội là một đô thị có lịch sử khá lâu đời. Trước khi Lý Công Uẩn thảo Chiếu dời đô (1010) biến Thăng Long thành quốc đô, thì Thăng Long được coi là kẻ chợ - Trung tâm kinh tế lớn. Tuy là một đô thị lâu đời, nhưng cuộc sống ở đây không đoạn tuyệt với cuộc sống ở các vùng nông thôn. Trái lại cư dân ở đây vẫn có mối dây liên hệ mật thiết với làng quê. Nhiều nhà thờ họ, thờ thành hoàng, thờ ông tổ truyền nghề được cư dân các nơi đưa về xây dựng trên đất Hà Nội. Nhiều lễ hội của các làng quê cũng được tổ chức thường xuyên tại đây.

Các cuộc họp đồng hương, đồng tộc của cư dân các vùng miền trên đất Hà Nội diễn ra liên tiếp... Tất cả những sinh hoạt đó càng tô đậm các yếu tố tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người dân Thăng Long - Hà Nội. Và như vậy, dòng văn hóa dân gian ở các làng quê vấn tiếp tục nuôi dưỡng đời sống tinh thần của thị dân. Sự ảo lưu và phổ biến các giá trị văn hóa dân gian đó sẽ có tác dụng hai mặt:

Không làm cho văn hóa đô thị, con người đô thị tách khỏi cội nguồn dân tộc của mình, thông qua đó, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

Mặt thứ hai, nếu không định hướng và quản lý tốt, thì các hoạt động đó dễ dẫn tới việc duy trì những nhân tố tiêu cực vốn đã tồn tại lâu dài trong văn hóa dân gian: tính bảo thủ, khép kín, trì trệ, ngại đổi mới, đầu óc địa phương chủ nghĩa… Sinh ra và lớn lên trong môi trướng văn hóa nghệ thuật anh hùng và tao nhã, luôn gắn chặt với vận mệnh của quốc gia, gắn chặt với thân phận của con người, thường xuyên trăn trở với nỗi đau của con người, đặc biệt của người cùng khổ, các thế hệ người dân Thăng Long - Hà Nội được giáo dục ngay từ tấm bé những cảm nhận sâu sắc, những rung động tinh tế trước cuộc đời, trước con người và thiên nhiên tạo vật.

Phải chăng những nhân tố đó góp phần hình thành nét thanh lịch của người Trường An:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An

Nét thanh lịch duyên dáng đó được nẩy sinh bên cạnh cái hào khí Thăng Long đã làm tăng vẻ đẹp của người Thăng Long - Hà Nội tạo nên ở họ cái chất anh hùng và nghệ sĩ. Chất anh hùng và nghệ sĩ đó được biểu hiện một cách tập trung trong nhân cách và tác phẩm của những danh nhân văn hóa tiêu biểu nhất của Thăng Long - Hà Nội, kể từ Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Trần Hưng Đạo... và ở thời đại chúng ta, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã từng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay tại Thủ đô Hà Nội, và trong nhiều năm lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến và cách mạng của cả nước, đã gắn bó trực tiếp với nhân dân Hà Nội.

Trong dịp kỷ niệm trọng thể 995 năm và tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, mỗi người chúng ta đều có quyền tự hào về mảnh đất rực rỡ của ngàn năm văn hiến. Mảnh đất đó đã hình thành nuôi dưỡng những phẩm chất đẹp đẽ, vừa rất tiêu biểu lại vừa rất độc đáo của tâm hồn Việt Nam. Trên cái gam chủ đạo là tâm hồn Lạc Việt, vẫn vút lên những âm thanh riêng có của người Hà Nội. Sức gợi cảm của Thăng Long - Hà Nội là ở đó, khiến những ai đã một lần đến Hà Nội, hoặc được nghe nói về Hà Nội, đều phải dành tình cảm cho Hà Nội. Đúng như một nhà thơ, một vị tướng quân Nam Bộ đã viết:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

(Huỳnh Văn Nghệ)

Trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, nhân dân Hà Nội cũng như nhân dân cả nước, đang đứng trước những biến động mới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu thế hội nhập quốc tế và cơ chế kinh tế thị trướng đang đặt ra những yêu cầu mới, những thách thức mới. Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng đòi hỏi mỗi người Hà Nội tự nhìn nhận bản thân mình, tự khẳng định những giá trị trường tồn, và cả những yếu kém do lịch sử để lại. Chỉ trên cơ sở đó mới có khả năng xây dựng những con người mới của Thủ đô văn minh và hiện đại.

Điều đáng mừng là, cho đến nay, dù trải qua nhiều biến động về kinh tế - xã hội, đặc biệt do xu thế hội nhập quốc tế, xu thế đô thị hóa và nền kinh tế thị trường gây ra, đại đa số người Hà Nội vẫn bảo thủ được các giá trị truyền thống của ngàn năm văn hiến. Tinh thần tự hào và ý thức bảo vệ các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn là nguồn nhựa sống trong tâm hồn các thế hệ công dân Thủ đô. Tinh thần hiếu học, ý thức vươn lên làm chủ khoa học công nghệ đang hình thành khá phổ biến trong thế hệ trẻ. Sự gắn bó của người dân Thủ đô vội nơi chôn rau cắt rốn của mình, và nói rộng ra, với nông thôn vẫn được thế hệ cha anh lưu giữ và giao truyền lại cho thế hệ trẻ.

Tuy vậy, cuộc sống cũng đang phơi bày không ít các hiện tượng tiêu cực. Có những hiện tượng đó tác động của mặt trái của toàn cầu hóa, của kinh tế thị trướng, cùng những bất cập trong điều hành và quản. lý đô thị. Nhưng cũng có những hiện tượng có gốc rễ sâu xa từ những yếu kém trong văn hóa truyền thống (những yếu kém này là sản phẩm của tình trạng kém phát triển về kinh tế xã hội trong quá khứ). Vì vậy, vấn đề xây dựng con người Hà Nội trong tình hình hiện nay không thể tách rời sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, không tách rời việc khai thác phát huy các giá trị văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, không tách rời việc nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý đô thị ở Thủ đô.
Mặt sau ga Hà Nội
Lao Động số 121 Ngày 03/06/2009 Cập nhật: 7:49 AM, 03/06/2009
Cửa ga bị các kiốt nuốt lọt thỏm.
(LĐ) - "Lần đầu đến Hà Nội, tôi thật không thể tưởng tượng nổi khu vực trước cổng ga sau của ga Hà Nội - ga cấp quốc gia, mà cả dãy hàng quán nhếch nhác lấn chiếm cả lòng đường, rác rưởi lộn xộn... Kém văn minh đến thế là cùng!".

Nghe và thấy

Trên đây chỉ là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc phản ánh tới báo Lao Động trong thời gian vừa qua. Anh Lê Hồng Hải ở quận Phú Nhuận (TP.Hồ Chí Minh) bày tỏ: "Cũng phải đến 15 năm, tôi mới có dịp đi tàu từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Phải nói rằng ngành đường sắt có rất nhiều đổi mới. Điều dễ thấy nhất là qua các ga dọc tuyến Bắc - Nam dù chưa thật hoành tráng, nhưng đều thấy khang trang, sạch đẹp.

Đến Hà Nội, tuy nhà ga không được quảng trường trước mặt rộng đẹp như ga Sài Gòn - tôi nghĩ đất thủ đô mỗi tấc đất quý giá ngàn vàng thì dành được như thế cũng là quý rồi. Thế nhưng hôm đi tham quan Sa Pa, Lào Cai về phải ra cửa ga phía sau thì tôi hết sức bất ngờ vì sự nhếch nhác, lộn xộn của cả một đoạn phố của ga: Nào hàng quán, rác rưởi, ôtô khách, taxi, xe ôm... Thật sự là tôi hết sức thất vọng...".

Anh Tâm - hướng dẫn viên của một công ty du lịch - bức xúc: "Mỗi lần phải đưa đón khách du lịch nước ngoài qua ga B Hà Nội là chúng tôi ngượng chín cả người. Họ cứ trố mắt nhìn, chụp ảnh rồi hỏi: Ga thủ đô của các bạn đây ư? Chỉ câu hỏi đó là chúng tôi đã bị sốc, giới thiệu thủ đô với bạn bè quốc tế miệng cứ cứng lại, không dám nhắc tới câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài...".

Tôi rất mong báo chí các anh lên tiếng với ngành đường sắt xem thế nào giải tán dãy hàng quán, kiốt ga rồi tu sửa cho khang trang lên. Bởi vì sang năm là Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ có rất nhiều khách du lịch đến thủ đô, họ mà thấy những cảnh nhà ga như hiện nay thì còn ra thể thống gì nữa".

Từ những phản ánh của bạn đọc, chúng tôi đã bỏ thời gian ra ga B Hà Nội ở phố Trần Quý Cáp để quan sát thì thấy... giật mình vì không tưởng tượng nổi! Bắt đầu rẽ vào phố Trần Quý Cáp đến tận cửa ga B là dãy kiốt, hàng quán bày hết bàn ghế, hàng hóa tràn ra cả lòng đường và nuốt cổng ga lọt thỏm vào trong. Đến giờ tàu về thì mới thật sự kinh hoàng. Cổng ga đã bé, hàng quán sát đến tận cửa, rồi hàng hàng rong, xe ôm, taxi, xe ca, người nhà đi đón... thế là tắc đường!

Ấy vậy mà không thấy có một lực lượng nào có mặt để ổn định trật tự. Chúng tôi cũng tận mắt thấy một tốp khách du lịch nước ngoài nhìn những dãy hàng ăn mà họ nhăn mặt, lè lưỡi và... giơ máy ảnh, camera lên chụp, quay (có lẽ ở đây nên có biển cấm quay phim, chụp ảnh chăng!).

Tưởng vậy, hoá không phải vậy!

Khi được nghe nội dung làm việc, các lãnh đạo Ga Hà Nội có vẻ phải miễn cưỡng tiếp chúng tôi (cũng phải thôi). Chúng tôi hỏi thẳng: Tại sao các anh chị không dẹp dãy kiốt hàng quán ở ga đi? Vừa mất mỹ quan, vừa để họ lấn chiếm lòng hè đường... và tiền thu được để cải thiện đời sống chắc chắn không bằng bị mang tiếng!

Chúng tôi đã ớ người ra khi lãnh đạo ga cho biết là họ lâu nay cũng đã nhận được nhiều ý kiến của hành khách phản ánh về tình trạng ở cổng ga B... nhưng đó là ngoài tầm giải quyết của nhà ga, vì không phải khu vực ga quản lý, mà là của chính quyền địa phương, kể cả dãy kiốt hàng quán.

Hàng quán, xe ca tràn lấn hết lòng đường.


"Vậy tại sao ga không phản ánh và phối hợp với chính quyền sở tại giải quyết?". Sau một hồi nghe trình bày "ngập ngừng", chúng tôi mới vỡ lẽ ra rằng: Từ cuối năm 2007, Ban chỉ đạo 197 TP.Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo về việc giải tỏa dãy kiốt bên ngoài ga để mở rộng lòng đường, tạo thông thoáng cho người và các phương tiện lưu thông qua khu vực này.

Nhận được ý kiến chỉ đạo trên, Ga Hà Nội đã lập phương án và thuê cơ quan tư vấn nghiên cứu thiết kế quy hoạch, sắp xếp lại khu vực sân ga B khang trang sạch đẹp để phục vụ hành khách và xứng đáng là ga thủ đô. Đề án trên của Ga Hà Nội đã được các cấp quản lý ngành đường sắt phê duyệt và chỉ còn đợi ngày chính quyền địa phương giải tỏa dãy kiốt là tiến hành thực hiện.

Chính quyền địa phương - cụ thể là UBND phường Văn Miếu (quận Đống Đa) - cũng đã có kế hoạch giải tỏa dãy kios, cũng đã có thông báo đến các hộ thuê kiốt; cũng đã có công văn đề nghị ga hỗ trợ tiền để giải tỏa và ga cũng đã đồng ý... Nghĩa là mọi việc đã đâu vào đấy, chỉ còn chọn ngày giờ đẹp là tiến hành giải tỏa...!

Ấy vậy mà từ đó đến nay, mọi việc vẫn "nguyễn y vân"! Hàng loạt văn bản của Ban chỉ đạo 197 thành phố đều nhắc đến việc giải tỏa. Nhiều cuộc làm việc giữa Tổng Công ty Đường sắt, Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội (cấp trên trực tiếp của Ga Hà Nội), Ga Hà Nội với UBND quận Đống Đa, UBND phường Văn Miếu để bàn việc thực hiện giải tỏa mà vẫn không có kết quả (?!).

Vỡ lẽ ra nguyên nhân tồn tại dãy kiốt, tôi mới hiểu tại sao lãnh đạo Ga Hà Nội lại "ngập ngừng" khi buộc phải trình bày với chúng tôi về vấn đề trên. Đó là các đồng chí ở ga sợ "mếch lòng" chính quyền địa phương, sợ sau này có việc gì cần phối hợp với nhau "thì nó khó". Cho nên các anh chị ở ga cứ nói đi nói lại với chúng tôi: Không có vấn đề gì lớn đâu. Chắc vài hôm nữa là phường giải tỏa thôi.

Làm việc công mà còn e ngại thế, nghĩ cũng thật là lạ!

Vì sao và bao giờ?

Đây là câu hỏi chúng tôi muốn chuyển đến UBND quận Đống Đa và phường Văn Miếu: Vì sao chưa giải tỏa? Đến bao giờ mới giải tỏa hết dãy kiốt theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo 197 thành phố? Đồng thời, Ban chỉ đạo 197 của thành phố đã làm hết trách nhiệm của mình chưa, khi đã ra bao nhiêu văn bản chỉ đạo mà không được thực hiện?

Chỉ còn chưa đầy 500 ngày nữa là đến đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Những ngày đó chắc sẽ có hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến Hà Nội, trong đó có không ít người đi qua ga Hà Nội (hiện nay bình quân một vạn hàng khách qua ga Hà Nội/ngày; ngày lễ tết gấp đôi, gấp ba). Vậy bà con nhân dân trong cả nước và du khách nước ngoài thấy ga Hà Nội - ga cấp quốc gia - như vậy, họ nghĩ gì về thủ đô ngàn năm văn hiến, thủ đô Anh hùng, thủ đô có phong trào văn minh - thanh lịch?

***
Thay lời kết, xin dẫn lời của một bác ở phố Trần Quý Cáp khi được hỏi có suy nghĩ gì về tình trạng hiện nay ở đoạn phố này. Bác nói: Ga B mở ra cách đây gần ba chục năm. Thời bao cấp đi lại khó khăn, nhà ga lúc nào cũng đầy ắp người, nhưng từ trong ra đến ngoài trật tự đâu vào đấy. Ấy vậy mà từ khi kinh tế phát triển, đi lại thuận lợi hơn, người đi tàu giảm nhiều thì đoạn phố này thật tệ hại, cứ như đất không chủ.

Nhiều người dân phố tôi đi đâu được người ta hỏi ở đâu, bảo ở phố Trần Quý Cáp, chỗ ga B, họ nhìn chúng tôi cứ như loại người "làm xấu thủ đô". Có lẽ các vị lãnh đạo quận, thành phố chẳng bao giờ đi tàu, chẳng bước tới ga B. Các vị cứ thử đến đây một ngày xem, lại không ra tay làm sạch đẹp ngay ấy à...(!!!).

Huỳnh Thân

Noi dương bác và đảng,

Người trẻ đánh nhau và bài học cho người lớn

Sự bao dung của xã hội, sự yêu thương của gia đình, sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy cô và nhà trường chính là kim chỉ nam, là nền tảng để nuôi dưỡng một tâm hồn non trẻ. Thiếu đi sự quan tâm, tình thương yêu, sự chia sẻ của gia đình, nhà trường và xã hội thì các em sẽ giống như những con chim non lạc lối…

Mấy ngày nay, giới truyền thông truyền tay nhau clip một nữ sinh bị đánh hội đồng ngay giữa trung tâm thành phố đang gây xôn xao trong dư luận. Hầu hết những người đã xem qua clip này đều thấy kinh hoàng mà thốt lên rằng: quá dã man, quá độc ác và phi nhân tính. Thật sự không thể hiểu nổi đây là hành động của loài gì?... Dù có dùng ngôn từ như thế nào thì tôi nghĩ cũng không thể nói hết được sự phẫn nộ, bức xúc của dư luận trước những hành động quá tàn nhẫn mà học sinh này đã làm.

Một học sinh nữ bị bạn túm tóc, lôi đi xềnh xệch và liên tục dùng chân đạp thẳng vào mặt, ngực, thậm chí còn giằng xé quần áo... Thoạt nhìn, người ta nghĩ đây chỉ là những pha hành xử của xã hội đen hay những nhóm đầu gấu, giang hồ hoặc cũng chỉ là những hình ảnh được quay của một bộ phim truyền hình nào đó. Bởi chỉ có những nhóm côn đồ mới có đủ sự dã man và sự lạnh lùng khi hành xử nhau như vậy. Nhưng đây lại là vụ đánh hội đồng của các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mà lại là học sinh nữ, cái lứa tuổi được cho là ngây thơ, trong sáng.

Điều đau xót và đáng nói hơn cả là sự thờ ơ, thản nhiên của những em học sinh vẫn còn đeo cặp ngồi ngay phía sau đang giương mắt lên nhìn mà không có bất cứ một sự can thiệp nào, thậm chí còn xông vào đánh hội đồng. Đây quả thật là một thái độ quá vô cảm và tàn nhẫn đến đáng sợ, là sự biến thái về nhân cách.

Hình ảnh nữ sinh bị đánh đập dã man trước sự thờ ơ của những học sinh ngồi xem
thật sự đã trở thành một điều nhức nhối trong xã hội. Nó là hồi chuông báo động
sự xuống cấp nghiêm trọng về lối sống và đạo đức trong giới trẻ. Ảnh: VTC

Đây không phải là lần đầu tiên hình ảnh nữ sinh bị đánh hội đồng được tung lên mạng, điều đó cho thấy đây thật sự là một vấn nạn cần phải được ngăn chặn kịp thời. Nó là hồi chuông báo động sự xuống cấp nghiêm trọng về lối sống và đạo đức trong giới trẻ nói chung và những học sinh nói riêng. Là những người lớn, là những bậc làm cha, làm mẹ, chúng ta có cảm thấy đau lòng trước những hình ảnh này? Nhà trường và các thầy cô giáo nghĩ gì khi nhìn những học sinh thân yêu của mình hành xử nhau giữa đường như những băng nhóm côn đồ? Vậy trách nhiệm thuộc về ai?

Không một thầy cô, trường lớp nào lại dạy học trò của mình trở thành người xấu. Nhưng sự việc đau lòng trên có khi nào khiến nhà trường và các thầy cô nhìn lại mình, nhìn lại cách giáo dục của chính mình?

Tôi còn nhớ ngày xưa tôi đi học, một lớp có đến 50 người nhưng chỉ cần một vài buổi là thầy cô giáo đã có thể nhớ hết tên, thuộc hết mặt của từng học sinh trong lớp. Thậm chí có cô giáo chỉ cần nhìn qua một lượt đã có thể thuộc từng chỗ ngồi của học sinh. Tôi nói như vậy để thấy sự quan tâm, sự sát sao của các thầy cô đối với học sinh của mình. Các thầy cô lên lớp không chỉ vì nhiệm vụ mà họ lên lớp còn vì trách nhiệm và vì lòng yêu nghề, yêu học sinh của mình. Khi còn học cấp II, trong lớp chỉ cần có một bạn bị ốm thì ngay sau giờ học cô trò lại cùng nhau đến tận nhà để thăm hỏi và bài vở sẽ được cô giáo bố trí một bạn chép hộ đầy đủ. Dù không có một tiết học cụ thể về đạo đức, không có một tiết nào để các thầy cô dạy chúng tôi về lòng tự trọng, về tình yêu thương nhưng chúng tôi đã học được một bài học đạo đức lớn: bài học biết thương yêu, chia sẻ, biết giúp đỡ, đoàn kết từ chính cách dạy, cách sống của các thầy cô giáo của mình. Đó là những người hàng ngày tiếp xúc với chúng tôi còn nhiều hơn bố mẹ, hiểu từng suy nghĩ, từng thay đổi trong thái độ của học sinh chỉ cần qua nét mặt của chúng tôi.

Còn bây giờ, nhiều giáo viên phải chạy xô dạy thêm để kiếm tiền. Họ đến lớp dạy chỉ là để hoàn thành nhiệm vụ. Những gương mặt bơ phờ, mệt mỏi vì thiếu ngủ có khi còn không để ý đến lớp thiếu hay đủ, thậm chí có thầy cô dạy cả năm còn chẳng thuộc nổi mặt học sinh. Trong cái xã hội ai cũng muốn làm giàu, ai cũng muốn chạy theo để kiếm tiền thì thử hỏi có được bao nhiêu giáo viên dạy vì tâm huyết với nghề, bao nhiêu người biết hi sinh cho nghề, bao nhiêu người có thể yêu học sinh của mình như con? Trong khi đó, những tiếng chuông báo động về sự biến thái, về sự suy đồi về đạo đức nghề nghiệp vẫn hàng ngày được rung lên cảnh báo ngay trong các nhà trường, ngay với chính các thầy cô! Thiết nghĩ nếu có sự quan tâm sát sao của các thầy cô, nếu nhận được sự chia sẻ từ các thầy cô thì liệu các em học sinh có cần phải đưa nhau ra đường mà hành xử nhau như vậy? Các thầy cô giáo đã làm gì để tạo dựng lòng tin đối với các học sinh, làm gì để các học sinh của mình có thể tìm đến thầy cô để chia sẻ, để nhờ giúp đỡ?

Về phía gia đình, chúng ta đã làm gì? Xin đừng đổ lỗi hoàn toàn cho môi trường, cho xã hội. Chúng ta cũng đừng bao biện vì cuộc sống, vì mưu sinh. Thật ra những bậc cha mẹ quá say mê kiếm tiền họ cũng không có lỗi, cái lỗi duy nhất mà họ đưa ra là họ quá lo cho gia đình, cho tương lai của con cái. Cái đó thì đúng rồi, xã hội càng phát triển thì người ta càng khao khát hướng tới một cuộc sống đầy đủ, hiện đại. Họ cứ nghĩ rằng, kiếm thật nhiều tiền, xây nhà thật cao, thuê người giúp việc và hàng ngày quẳng những đồng tiền cho con cái thích ăn gì thì ăn, làm gì thì làm, mọi nhu cầu đều được đáp ứng mà không cần hỏi lý do, không thắc mắc. Họ chỉ cần quan tâm hôm nay họ kiếm được bao nhiêu tiền, lời lãi, lợi nhuận là bao nhiêu chứ họ đâu có để tâm đến việc con cái tiêu tiền vào cái gì, mua gì, chơi gì...? Và cứ thế, họ ra khỏi nhà khi con còn chưa thức giấc và trở về nhà lúc đã quá nửa đêm. Vậy những đứa trẻ ấy có cần đến sự quan tâm của bố mẹ? Xin thưa là rất cần.

Sự bao dung của xã hội, sự yêu thương của gia đình, sự quan tâm, dạy dỗ
của các thầy cô và nhà trường chính là kim chỉ nam, là nền tảng
để nuôi dưỡng một tâm hồn non trẻ. Ảnh: afamily.channelvn.net

Một đứa trẻ ngoan phải được nuôi dưỡng và lớn lên trong nền tảng có tình thương yêu của một gia đình; phải có sự sẻ chia, quan tâm, chăm sóc của những bậc làm cha làm mẹ chứ không phải chỉ là những đồng tiền. Chính sự đáp ứng nhu cầu một cách quá dễ dãi của chúng ta cũng là nguyên nhân dẫn đến lối sống phóng túng, bừa bãi của giới trẻ ngày nay. Khi mọi nhu cầu đều được đáp ứng, lại không có sự kèm cặp của bố mẹ thì việc những đứa trẻ dần tìm đến những quán net, những phim ảnh, những trò chơi bạo lực là điều dễ hiểu. Trước thì là làm quen, sau là chơi và dần dần là thử và bắt chước. Việc tiếp xúc quá nhiều với phim ảnh, với game, hay từ chính những bạo lực trong gia đình sẽ khiến các em có tâm lý học đòi, thích thể hiện, thích làm đàn anh, đàn chị, cũng có khi là vì buồn chán, bất mãn hoặc để trả thù... Đó cũng là nguyên nhân khiến các em ngày càng trở nên trơ lì hơn, vô cảm hơn, dã man hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, ai cũng mong muốn con em mình được lớn lên, được sinh sống và học tập trong một môi trường hiện đại, đầy đủ. Thế nhưng có phải chúng ta đã quá chú trọng đến môi trường vật chất, chỉ chú tâm nuôi dưỡng một thể xác mà bỏ quên cái phần hồn của con trẻ. Đây thật sự không còn là vấn đề của riêng cá nhân ai nữa mà trách nhiệm thuộc về cách giáo dục của chính những người lớn chúng ta, trách nhiệm là của gia đình, của nhà trường và của toàn xã hội.

Sự bao dung của xã hội, sự yêu thương của gia đình, sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy cô và nhà trường chính là kim chỉ nam, là nền tảng để nuôi dưỡng một tâm hồn non trẻ. Thiếu đi sự quan tâm, tình thương yêu, sự chia sẻ của gia đình, nhà trường và xã hội thì các em sẽ giống như những con chim non lạc lối. Là những người làm cha, làm mẹ, là những người thầy, người cô, chúng ta phải làm gì khi chứng kiến những học sinh thân yêu của mình, những tâm hồn tuổi hoa thơ ngây lại đem nhau ra mà hành xử dã man như những bầy đàn hoang thú? Thật kinh khủng khi nghĩ đến những mầm non này sau này lại là những người lãnh đạo của đất nước. Đất nước sẽ ra sao khi quyền lực được trao cho những con người bị tha hoá, biến chất, bị suy đồi về nhân cách và đạo đức? Xã hội sẽ thế nào khi con người đối xử với nhau không còn nhân tính?


Đêm qua, Cụ Lý Thái Tổ đã rời Hà Nội(?)

Vào khoảng canh ba, tôi thấy Cụ Lý Thái Tổ lặng lẽ rời khỏi tượng đài ở vườn hoa cạnh Hồ Gươm ra đi. Tôi đến trước Cụ và dập đầu hỏi Cụ đi đâu trong đêm khuya khoắt như thế này khi mà cả thành phố đang náo nức chuẩn bị đủ thứ cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Nhưng Cụ không nói gì. Cụ im lặng, cúi xuống nhìn tôi đang phủ phục trước mặt và thở dài. Tuy tôi chẳng có trách nhiệm gì với Đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhưng tôi vẫn kinh hãi lo rằng nếu những ngày Đại lễ tưng bừng ấy mà không có Cụ. Bởi thế, tôi cứ dập đầu lia lịa và cầu xin Cụ có thể nói cho kẻ thảo dân này biết vì sao Cụ lại ra đi và xin Cụ tha tội mà ở lại với muôn dân trong những ngày này.

Và như hiểu lòng kẻ thảo dân mạo muội và cũng không nỡ để thảo dân của mình phải quỳ lạy mãi thế, Cụ bảo tôi đứng dậy. Tôi hỏi Cụ có phải muôn dân có gì thất thố với Cụ mà Cụ bỏ đi không? Cụ lắc đầu. Tôi lại hỏi có phải muôn dân chuẩn bị Đại lễ 1000 năm thiếu hoàng tráng không? Cụ mắng: Nói bậy. Ta đâu phải là vị Vua thích hình thức lòe loạt. Câu hỏi láo xược của ngươi đáng tội chém. Nhưng ngươi hỏi chân thành nên ta tha tội.

Sợ quá và cũng mừng quá vì thoát chết, tôi chỉ biết cúi đầu đa tạ Long ân của Cụ mà chẳng dám hỏi thêm câu gì nữa. Đến lúc đó thì Cụ cất tiếng: ta đi vì lòng thấy buồn quá. Ta vừa chứng kiến các nữ hậu duệ của ta túm vào đánh đập man rợ một hậu duệ khác ngay trước mặt ta. Ta không hiểu các người dạy dỗ con cháu như thế nào mà ra nông nỗi này.

Tượng đài Lý Thái Tổ.

Cụ nói rằng phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay vốn dịu dàng, chăm chỉ và nhân ái vô cùng. Thế mà bây giờ, các hậu duệ nữ của ta trông hình thức đều xinh đẹp mà ác như quỷ dữ. Họ công khai hành hung bạn mình một cách độc ác ngay trước mặt ta, công khai ngồi xem một con người bị đánh đập tàn nhẫn như xem hội cho dù chưa biết nguyên nhân gì,  công khai quay clip như quay cảnh chọi gà, chọi trâu, rồi công khai đưa lên mạng để thêm một lần vui thú. Người hay là ma quỷ hiện hình đây? Với những hậu duệ này thì Cụ Lý hay Cụ Lê cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Ta không thể hiểu các người dạy dỗ con cháu lịch sử nước nhà như thế nào?

Cụ còn nói nhiều đêm Cụ nhìn thấy những trai thanh nữ tú hậu duệ của Cụ đến tiêm tiêm chích chích ma túy ngay dưới chân Cụ. Có lần Cụ thấy một hậu duệ nữ đi xe "khủng", dùng điện thoại "khủng" nói với ai đó như thế này: "Tôi đi đâu mặc tôi. Không phải bà đẻ ra tôi thì muốn bắt tôi làm gì cũng được". Cho dù là ngôn ngữ thời hiện đại, nhưng Cụ vẫn hiểu cô gái ấy đang nói chuyện với mẹ mình.

Thanh thiếu niên như thế mà những người lớn hình như đi đâu hết cả hoặc quá bận những chuyện đẩu đâu. Còn chuyện gì quan trọng hơn việc dạy dỗ con cháu thành người nữa đây. Chẳng lẽ chuyện san lấp hồ nước, phá rừng, chuyện lấy đất ruộng của nông dân làm quá nhiều sân Golf, chuyện lo thăng quan, tiến chức, chuyện tham ô tham nhũng ...quan trọng hơn cả ư?

Rồi Cụ thở dài và nói nhìn thấy mọi chuyện như thế mà người bảo ta cứ ngồi yên trên bệ đá xung quanh chất đầy lễ vật và hương khói được ư? Cứ mà cờ trống, đèn hoa là vui ư? Cứ khai trương, khai mạc mà ý nghĩa ư? Như vậy chỉ còn nước là rời khỏi đây cho đỡ rầu lòng mà thôi. Cụ nói Cụ chẳng bao giờ rơi nước mắt ngay cả trong những năm tháng đất nước vô cùng hiểm nguy với những đe dọa của thù trong giặc ngoài. Thế mà bây giờ Cụ không sao cầm được nước mắt.

Cuối cùng Cụ cúi xuống xoa đầu tôi như an ủi kẻ thao dân yếu đuối và bất lực này và phất áo ra đi. Tôi thét lên gọi Cụ và tỉnh giấc. Tôi nằm suy nghĩ mãi rồi mệt quá ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy đã thấy trời sáng, vội lao lên xe máy đi làm. Nhưng thực chất là cố chạy ra bờ hồ xem Cụ còn ở đó không. Nhưng hỡi ôi, đường tắc nghẽn dằng dặc. Mọi người chen chúc nhau, cãi cọ nhau, tranh giành từng nửa bánh xe máy một.

Đến được bờ hồ thì trời đã gần trưa. Từ xa nhìn thấy tượng Cụ vẫn đứng đó. Mừng quá suýt đâm vào xe một người đi trước. Khi đến được vườn hoa nơi có tượng Cụ. Tôi vội dựng xe máy chạy đến trước Cụ. Không biết hồn thiêng của Cụ có còn trong bức tượng đá hay không. Chỉ thấy trên gương mặt uy nghi và thánh thiện của Cụ đọng đầy những giọt nước. Có lẽ đó là những hạt mưa từ đêm qua.

Tràn ngập clip nữ sinh đánh nhau trên mạng

Chưa hết sững sờ bởi vụ nữ sinh Hà Nội bị đánh hội đồng, vài ngày nay cư dân mạng lại xôn xao về clip quay cảnh một nữ sinh bị đánh, lột áo, bắt quỳ xin lỗi... trước sự chứng kiến và cổ vũ của các bạn nam.
> Trần tình của nhân vật chính trong clip đánh hội đồng

Trong clip dài gần 4 phút, một giọng nữ liên tục hét lên: "Mày nhớ chửi tao cái gì không?". Và sau mỗi lần dứt câu hỏi, "đàn chị" này lại giang tay tát thẳng vào mặt một nữ sinh đứng cúi mặt, tay giữ vạt áo vừa bị xé. Quây quanh đó là cả chục học sinh. Chốc chốc, lại vọng vào những câu a dua: "Đánh thế còn nhẹ đấy", "Bỏ tay ra, làm gì phải giữ áo".

Như được đổ thêm dầu vào lửa, nữ "đại ca" liền cùng vài người nữa xông vào tiếp tục lột áo của nữ sinh này. Mấy nam sinh đứng xem cười khoái chí, không ngớt lời bình luận. Chỉ đến khi nạn nhân cúi gằm mặt, tay che trước ngực, quỳ gối xin mới được đám bạn cho phép mặc áo vào.

Chỉ trong 2 ngày, đoạn video này đã có hơn 100.000 lượt người xem cùng hàng trăm bình luận bày tỏ thái độ. Nickname buonviyeu đặt câu hỏi: "Sao gần đây những video này xuất hiện ngày càng nhiều và xảy ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật, trước sự dửng dưng của người xem?". Và như trả lời băn khoăn này, nick gacondangyeu chia sẻ: "Teen bây giờ là thế đó, thích lấy 'số má', đánh người là quay clip tung lên mạng để thêm nổi tiếng".

Đập vào mắt người xem là tràn lan các video có cảnh nữ sinh "ra đòn" với bạn. Ảnh chụp màn hình trang web.

Tại trang chia sẻ video Youtube, chỉ cần gõ từ khóa "nữ sinh đánh nhau", trên màn hình máy tính đã hiện ra cả trăm video với các tiên gọi: "Nữ sinh hành hạ bạn ở Bắc Giang", "Nữ sinh Phú Thọ đánh nhau bằng giầy cao gót", "9X đánh nhau"... Trong clip là hình ảnh nữ "đại ca" mặc đồng phục vung tay, giơ chân, cầm guốc vây quanh nữ sinh đang ngã dưới đất.

Không chỉ xuất hiện trên trang của nước ngoài, những hình ảnh này tràn ngập trên những trang video của Việt Nam. Tại Clip.vn, trong số cả trăm clip nữ sinh đánh nhau, có nhiều đoạn được đưa lên từ 2-3 năm trước và cũng nhiều đoạn mới được tung lên trong một tuần trở lại đây.

Hầu hết các video tung lên mạng đều được quay bằng điện thoại di động, chất lượng hình không tốt nhưng do quay cận cảnh nên người thân, bạn bè của những "đại ca" cũng như nạn nhân này có thể dễ dàng nhận ra.

Những hình ảnh bạo lực không hiếm gặp trên mạng Internet. Ảnh chụp từ clip.

Trong thư gửi về VnExpress.net một học sinh tự nhận là thế hệ cuối 9X. Nam sinh này chia sẻ: "Học sinh thế hệ 9X muốn tây hóa cách sống, muốn nổi bật. Lứa tuổi bọn em rất thích đánh nhau, chỉ cần một vụ nhỏ cũng có thể làm mình nổi tiếng, được mọi người sợ, rồi đi bảo kê cho những bạn khác, đấy được coi là niềm hãnh diện ta đây là dân đầu gấu?".

Giải thích về việc dùng nick name của mình để tự tay post clip đánh nữ sinh Quỳnh Anh (THPT Trần Nhân Tông) lên mạng, Thùy Linh - con một cán bộ công an cho rằng: "Em đã không lường hết được hậu quả lại phức tạp như vậy". Sau 2 giờ đưa clip lên mạng, vấp phải nhiều ý kiến phản đối, Linh mới gỡ đoạn video xuống.

Trả lời VnExpress.net, ông Nguyễn Gia Trung, Trưởng nhóm biên tập nội dung của Clip.vn cho hay, hiện có 2 loại clip đánh nhau phổ biến trên mạng do người dùng tạo ra. Một là clip "giả đánh nhau" được quay với mục đích vui đùa, giữ kỷ niệm của học sinh sinh viên. Sau khi được kiểm duyệt, nếu không có vấn đề, các clip này được chấp nhận như bình thường.

"Còn các clip đánh nhau thật có thể được loại bỏ hoặc lưu lại trên hệ thống nhằm giúp các phương tiện truyền thông thấy rõ nhất cuộc sống, hành vi và những biểu hiện của giới trẻ. Qua đó, muốn nhờ các các phương tiện truyền thông lên án, định hướng để cộng đồng mạng nói riêng và xã hội nói chung biết và chung tay loại bỏ những hành động tiêu cực này trong tương lai", ông Trung cho hay.

Cũng theo ông Trung, Clip.vn đã xếp những clip nữ sinh đánh nhau hiện nay vào danh sách theo dõi đặc biệt để định hướng tiếng nói của cộng đồng mạng theo tiếng nói chung của các phương tiện truyền thông.

Vừa qua, Youtube - trang chia sẻ video lớn nhất thế giới đã giới thiệu bộ lọc nội dung giúp người dùng loại bỏ các video có hình ảnh kích động, bạo lực hoặc ám chỉ đến tình dục. Nỗ lực này nhằm đảm bảo trẻ em và người trưởng thành tránh xa được các nội dung thiếu lành mạnh.

Khánh Chi



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 661 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 648 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 638 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 568 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 533 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 527 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 517 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 506 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 493 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 452 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.