Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24906425

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 03.05.2024 08:57
Sau khi tấn công toàn thấng thế giới, Trung Quốc nỗ lực 'kết bạn' bằng vaccine Covid-19- Thảm cảnh Vành Đai Con Đường cô độc
12.09.2020 22:51

Từ châu Á tới châu Phi, Trung Quốc đang nỗ lực quảng bá các vaccine Covid-19 tiềm năng trong nỗ lực "kết bạn" và tăng ảnh hưởng với các nước.

Philippines sẽ được ưu tiên tiếp cận vaccine Covid-19 của Trung Quốc. Các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe sẽ nhận được khoản vay một tỷ USD để mua vaccine. Bangladesh sẽ nhận hơn 100.000 liều vaccine miễn phí từ một công ty Trung Quốc. Dù có thể còn vài tháng nữa mới sản xuất hàng loạt được một loại vaccine Covid-19 đảm bảo an toàn, Trung Quốc đã đưa ra nhiều cam kết để thúc đẩy chiến lược "ngoại giao vaccine" của mình.

Một ví dụ là Indonesia, quốc gia đang là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đảm bảo với Tổng thống Joko Widodo trong một cuộc điện đàm tuần trước rằng "Trung Quốc rất coi trọng các mối quan ngại cũng như nhu cầu của Indonesia trong hợp tác vaccine".

Ông Tập ca ngợi hợp tác của hai nước trong phát triển vaccine là "điểm sáng mới" trong quan hệ, theo một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc. "Cùng nhau, Trung Quốc và Indonesia sẽ tiếp tục đoàn kết chống lại Covid-19", ông nói.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận về tiến độ nghiên cứu vaccine tại Học viện Quân y ở Bắc Kinh hồi tháng ba. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận về tiến độ nghiên cứu vaccine tại Học viện Quân y ở Bắc Kinh hồi tháng ba. Ảnh: Xinhua.

"Mọi người rất sẵn lòng sử dụng vaccine của Trung Quốc. Thực tế, chúng tôi được mọi người yêu cầu chuẩn bị vaccine càng sớm càng tốt", Ghazala Parveen, quan chức cấp cao tại Viện Y tế Quốc gia Pakistan, nơi hai nhà sản xuất vaccine Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm, cho biết.

Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về vaccine Covid-19. Họ có 4 vaccine tiềm năng đang thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. 

Các cam kết vaccine của Trung Quốc, cùng với việc hỗ trợ và xuất khẩu khẩu trang, máy thở khắp thế giới trước đó, giúp nước này thể hiện mình như một cường quốc có trách nhiệm khi Mỹ rút khỏi vị trí lãnh đạo toàn cầu. Các động thái của Bắc Kinh cũng có thể giúp họ đẩy lùi các cáo buộc rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những sai lầm ban đầu khi Covid-19 khởi phát tại nước này tháng 12/2019.

Khả năng phát triển và cung cấp vaccine cho các nước nghèo hơn cũng sẽ là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc đang vươn lên như quốc gia dẫn đầu về khoa học trong một trật tự toàn cầu mới sau đại dịch.

Mỹ có ba vaccine tiềm năng đang trong giai đoạn thử nghiệm, trong đó Pfizer cho biết họ có thể xin phê duyệt khẩn cấp sớm nhất là vào tháng 10 và Moderna hy vọng sẽ có vaccine vào cuối năm nay. AstraZeneca, công ty Anh -Thụy Điển nhận tài trợ của chính phủ Mỹ, đã dừng thử nghiệm Giai đoạn ba trong tuần này vì hai tình nguyện viên tiêm vaccine xuất hiện phản ứng lạ.

Trung Quốc đã phê duyệt ít nhất hai loại vaccine đang thử nghiệm trong một chương trình sử dụng khẩn cấp bắt đầu vào tháng 7 với binh sĩ, công chức, viên chức, nhân viên y tế và hàng không. Các nhà sản xuất vaccine đã xây dựng các nhà máy có thể sản xuất hàng trăm nghìn liều.

Ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ biến vaccine sản xuất trong nước trở thành hàng hóa công cộng toàn cầu, mặc dù Bắc Kinh chưa cung cấp nhiều thông tin.

Trung Quốc từ lâu đã coi việc đóng góp vào y tế toàn cầu là cơ hội để xây dựng quyền lực mềm. "Trung Quốc rất muốn sản xuất vaccine thành công và nhiều quốc gia muốn có nó", Jennifer Huang Bouey, nhà dịch tễ học là chuyên gia về Trung Quốc tại RAND Corporation, cho biết. "Điều đó có lợi cho họ về mặt ngoại giao và giúp thay đổi câu chuyện về Covid-19".

Nhưng các công ty vaccine Trung Quốc tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài cũng gây ra tranh cãi rằng cư dân nước sở tại bị đối xử như "chuột bạch". Vì nhân loại còn nhiều điều chưa biết đến về Covid-19, các loại vaccine đã đi đến giai đoạn thử nghiệm cuối cũng có thể thất bại.

Kỹ thuật viên làm việc với một vaccine tiềm năng tại công ty Sinovac Biotech ở Bắc Kinh hồi tháng 4. Ảnh: AFP.

Kỹ thuật viên làm việc với một vaccine tiềm năng tại công ty Sinovac Biotech ở Bắc Kinh hồi tháng 4. Ảnh: AFP.

Mặc dù không thực sự chắc chắn về khả năng thành công, Bắc Kinh đã tự tin thúc đẩy vaccine tiềm năng của mình và sử dụng chúng để giúp xoa dịu căng thẳng trong các mối quan hệ đối ngoại.

Tại Philippines, nơi Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, Tổng thống Rodrigo Duterte nói với các nhà lập pháp vào tháng 7 rằng ông đã đề nghị ông Tập giúp đỡ về vaccine. Ông cũng cho biết sẽ không đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh ngoại giao là cách tiếp cận tốt nhất vì ông không thể để chiến tranh xảy ra. Một ngày sau, Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng ưu tiên Philippines tiếp cận vaccine Covid-19.

Các lãnh đạo Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị tương tự với các nước châu Phi, Mỹ Latin, Caribe, Trung Đông và Nam Á - những khu vực mà Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng.

"Chúng tôi cam kết rằng một khi việc phát triển và triển khai vaccine Covid-19 được hoàn thành ở Trung Quốc, các nước châu Phi sẽ là những nước đầu tiên được hưởng lợi", ông Tập nói trong một cuộc họp với các lãnh đạo châu Phi vào tháng 6. Theo chính phủ Mexico, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng 7 hứa rằng Trung Quốc sẽ cung cấp khoản vay một tỷ USD cho các nước Mỹ Latin và Caribe để mua vaccine.

Mặc dù nhấn mạnh sẽ cung cấp vaccine như hàng hóa công cộng, Trung Quốc dường như định làm vậy theo cách riêng của mình. Họ chưa bày tỏ rõ ràng liệu họ có tham gia Covax, cơ chế được WHO hậu thuẫn nhằm giúp các quốc gia phân phối vaccine một cách công bằng hay không. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thẳng thừng bác bỏ sáng kiến toàn cầu này.

"Thực tế, chúng tôi đã hợp tác với một số quốc gia", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên vào tuần trước. "Trung Quốc luôn giữ lời".

Nếu Trung Quốc giành chiến thắng trong cuộc đua vaccine, thành công họ đạt được có một phần công lao từ những quốc gia đã cho phép các nhà sản xuất Trung Quốc thử nghiệm Giai đoạn ba trên người. Các công ty Trung Quốc tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài vì tình hình Covid-19 trong nước về cơ bản đã được kiểm soát trong nhiều tháng, số ca nhiễm nCoV còn rất ít.

Tại Bangladesh, Sinovac Biotech, nhà sản xuất vaccine có trụ sở tại Bắc Kinh, đang thử nghiệm với 4.200 nhân viên y tế ở thủ đô Dhaka. Theo tiến sĩ John D. Clemens, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Bệnh tiêu chảy Quốc tế của Bangladesh - bên đang hỗ trợ thử nghiệm - công ty Trung Quốc đã đồng ý cung cấp hơn 110.000 liều vaccine miễn phí cho nước này.

Đó là một phần nhỏ so với dân số 170 triệu dân của Bangladesh, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á. Dù tham gia vào thử nghiệm lâm sàng của Trung Quốc, người Bangladesh lo sợ giá vaccine có thể ngoài tầm với của hầu hết người dân nước này.

Bắc Kinh nhấn mạnh rằng họ sẽ không tìm cách thiết lập thế độc quyền cung cấp vaccine. Truyền thông nhà nước bác bỏ lập luận rằng Trung Quốc đang sử dụng vaccine như một công cụ ngoại giao, các học giả được chính phủ hậu thuẫn khẳng định việc cung cấp vaccine xuất phát từ "lòng vị tha".

"Chắc chắn sẽ không có ràng buộc nào", Ruan Zongze, phó chủ tịch điều hành Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết. "Vì nó sẽ trở thành hàng hóa công cộng toàn cầu, nên việc thêm bất kỳ điều kiện nào sẽ khơi dậy nghi ngờ từ bên kia".

Y tá tiêm vaccine tiềm năng Sinovac cho tình nguyện viên ở Brazil hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.

Y tá tiêm vaccine tiềm năng Sinovac cho tình nguyện viên ở Brazil hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, một số quốc gia mà Trung Quốc muốn hợp tác và các cường quốc khu vực đang lo ngại. Tại Nepal, nơi Trung Quốc muốn thử nghiệm lâm sàng trên 500 công nhân trong một công ty xi măng, các chính trị gia đặt ra câu hỏi về tính an toàn của vaccine.

"Chúng ta có nên lo lắng về tác dụng phụ không?" Prakash Sharan Mahat, cựu ngoại trưởng Nepal và là lãnh đạo đảng đối lập của đất nước, nói trong một cuộc phỏng vấn.

Sau khi Trung Quốc đề nghị cung cấp vaccine cho Bangladesh và Nepal, Ấn Độ, vốn cảnh giác với tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Nam Á, đã đáp lại bằng việc cũng cam kết cung cấp vaccine cho các đồng minh.

Một số quốc gia không có nhiều sự lựa chọn ngoài Trung Quốc. Indonesia đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối vaccine tiềm năng của Sinovac trên 1.620 tình nguyện viên và đã ký thỏa thuận mua 50 triệu liều vaccine Covid-19 cô đặc, cho phép công ty nhà nước PT Bio Farma của Indonesia sản xuất vaccine tại địa phương.

Một số chuyên gia chính trị ở Indonesia lo lắng về đòn bẩy mà Trung Quốc đạt được với nước này, nhưng họ thừa nhận Indonesia có rất ít lựa chọn.

"Chúng ta nên nghi ngờ hay chúng ta nên biết ơn?" Muhammad Zulfikar Rakhmat, học giả tại Đại học Hồi giáo Indonesia, nói. "Tôi nghĩ là cả hai".

Phương Vũ (Theo NYTimes)

Đánh giá sốc về "Vành đai, Con đường": Cảng không thuyền, tàu không khách, sân bay không phi cơ  Hải Võ|

Đánh giá sốc về
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AP)

Trong cuốn sách mới, chuyên gia Jonathan Hillman đề cập những vấn đề được cho là nghịch lý xảy ra ở các dự án thuộc sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc.

Vành đai, Con đường không phải là mối đe dọa

Các dự án thuộc sáng kiến hạ tầng khổng lồ Vành đai, Con đường - do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2013 - được Bắc Kinh quảng bá là sẽ mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia trong tương lai gần.

Hàng loạt hạng mục phát triển đã được công bố ở nhiều nước, gồm đường sá mới, các tuyến tàu điện và đường sắt, bến cảng, các tuyến cáp quang,... và tất cả lộ trình đều hướng về Trung Quốc. Hơn 130 nước đã tham gia ở các mức độ khác nhau vào sáng kiến trên, với khoảng 1.000 tỷ USD vốn đầu tư đã thông báo.

Trong cuốn sách mới của mình, Jonathan Hillman, giám đốc Dự án Tái kết nối châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, phản bác những thông điệp lạc quan được phát đi từ Trung Quốc một cách thường xuyên liên quan đến Vành đai, Con đường. Ông cũng chỉ ra những điểm tương đồng trong các dự án của Bắc Kinh với cách thức mà chủ nghĩa thực dân bành trướng tại châu Âu trong quá khứ.

Hillman cho biết đã tự mình đi tới một số dự án then chốt của Vành đai, Con đường ở châu Phi và châu Á. Trái với những thông tin tích cực từ các nhà vận hành sáng kiến, ông nhận thấy các bến cảng không có thuyền, tàu hỏa không hành khách, sân bay không có máy bay, và những khu tự do thương mại hầu như không có thương mại.

Trong khi nhiều nhà quan sát phương Tây cảnh báo mối đe dọa từ sự mở rộng kinh tế của Trung Quốc, Hillman cho rằng không có nhiều điều đáng sợ. Dù chỉ ra nhiều bằng chứng cho thấy Vành đai, Con đường được đầu tư quy mô và nghiêm túc, song ông nhận xét sáng kiến này đang cho thấy sự thiếu hụt tầm nhìn hay chiến lược rõ ràng.

Ngay cả các thực thể của Trung Quốc, các cơ quan bộ ngành, nhà băng hay doanh nghiệp tư nhân, cũng khó định nghĩa về Vành đai, Con đường. Hơn 100 cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc vẫn đang nỗ lực khám phá về nó.

Theo khái niệm giới thiệu, "Vành đai" đề cập tuyến đường kết nối trên bộ giữa châu Âu và châu Á - được biết đến với cái tên "Con đường tơ lụa thế kỷ 21", dù các nước ở Nam Mỹ và châu Phi cũng tham gia. "Con đường" là một lộ trình hàng hải kết nối với châu Âu, thông qua kênh đào Suez.

"Mục tiêu tính toán [của Vành đai, Con đường] là làm sâu sắc thêm hợp tác thương mại, đầu tư, chính sách, và cả các liên hệ văn hóa [Á-Âu]," Hillman viết. Ý tưởng này ban đầu mơ hồ, đến mức nhiều dự án đã bắt đầu từ lâu trước khi được gắn nhãn Vành đai, Con đường, như các hạng mục tại Bắc Cực, dự án mạng hay trên vũ trụ.

Đánh giá sốc về Vành đai, Con đường: Cảng không thuyền, tàu không khách, sân bay không phi cơ - Ảnh 2.

Cảng Hambantota ở Sri Lanka (Ảnh: Bloomberg)

Sáng kiến không có biện pháp dài hạn?

Vành đai, Con đường hiện nay đã trở thành một "nhãn hàng" để gắn với bất kỳ thứ gì.

Các doanh nghiệp quốc doanh lớn - đặc biệt là những đơn vị do các quan chức ở cấp thứ trưởng lãnh đạo - thúc đẩy nhiều dự án ngay cả khi được chỉ thị không làm như vậy. Một số quan chức địa phương bác bỏ các hạng mục nâng cấp hạ tầng - vốn có hiệu quả giá thành tốt, mà thay vào đó chấp nhận rủi ro về nợ để công bố dự án mới gây tiếng vang, thông thường vào trước các cuộc bầu cử.

Không có tín hiệu nào về một chính sách dài hơi hay các biện pháp thực thi hiệu quả.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay, các chuyên gia nước ngoài phổ biến nhận xét rằng ngay cả nhu cầu xây dựng "không đáy" của Trung Quốc cũng đã đạt đến mức bão hòa, và mục đích của Vành đai, Con đường là duy trì hoạt động cho 7 trong số 10 công ty xây dựng lớn nhất thế giới cùng đội ngũ nhân viên khổng lồ của họ.

Một số ý kiến khác cho rằng Vành đai, Con đường là một phần trong chính sách "ngoại giao nợ" của Bắc Kinh, nhằm đưa các nước nhỏ và nghèo vào tình trạng nợ nần, qua đó đánh đổi ảnh hưởng về chiến lược.

Cảng Hambantota ở Sri Lanka đến nay vẫn là biểu tượng cho những tranh cãi từ châu Á đến châu Phi xoay quanh sáng kiến của Bắc Kinh. Chính phủ nước này vào năm 2019 tuyên bố muốn lấy lại cảng này và hủy hợp đồng cho một doanh nghiệp Trung Quốc thuê trong 99 năm, do chính quyền tiền nhiệm ký kết.

Vào năm 2017, Thủ tướng Sri Lanka khi đó Ranil Wickremesinghe thừa nhận khó có khả năng trả nợ vốn vay của Trung Quốc để xây dựng chính... cảng Hambantota, vì vậy đồng ý cho phép liên doanh do Công ty Cảng Giao thương Trung Quốc (CMP) làm chủ thuê cảng này trong 99 năm với giá 1.1 tỷ USD. Thỏa thuận mới giúp làm nhẹ gánh nặng nợ nần mà Sri Lanka phải chịu.

Trong khi đó, giới chức Trung Quốc không đưa ra những lời giải thích cụ thể cho sự gia tăng thực tế các "núi nợ" ở nước ngoài. Theo Hillman, việc trì hoãn này là không khôn ngoan khi Vành đai, Con đường là sáng kiến có mối liên hệ với danh tiếng của ông Tập Cận Bình.

Hillman nói rằng trong lĩnh vực xây dựng tại chính Trung Quốc, số lượng được ưu tiên hơn chất lượng và các siêu dự án mang lại những cơ hội "kiếm chác" lớn.

Bài học của Sri Lanka khiến nhiều nước phải đánh giá lại về những dự án trong khuôn khổ Vành đai, Con đường mà họ tham gia.

Đánh giá sốc về Vành đai, Con đường: Cảng không thuyền, tàu không khách, sân bay không phi cơ - Ảnh 3.

Dân làng di chuyển trên con đường mới xây dựng ở Hambantota, nơi dự án cảng trị giá 1 tỷ USD được xây bằng vốn vay của Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

Trung Quốc lặp lại sai lầm của các cường quốc?

So sánh mối liên hệ với 3 siêu dự án hoàn thành năm 1869, Hillman cho rằng Trung Quốc đang lặp lại sai lầm của các cựu cường quốc thuộc địa. Mối liên hệ quá mật thiết giữa chính phủ và lợi ích doanh nghiệp đã khiến tuyến đường sắt xuyên lục địa của Mỹ bị tham nhũng phá hoại và bất khả thi về mặt thương mại.

Dự án xây dựng kênh đào Suez không đem lại lợi ích cho Ai Cập, nước bị rơi vào nợ nần nghiêm trọng, và cả người Pháp là bên thực hiện, mà chủ yếu làm lợi cho thương mại của Anh tại châu Á.

Một tuyến điện báo từ London đến Kolkata, Ấn Độ, góp phần củng cố sự cai trị của Anh với thuộc địa này, nhưng cũng truyền đi những thông tin đưa tới sự sụp đổ của sự cai trị đó.

Trung Quốc đến nay vẫn giận dữ về việc bị nước ngoài "xâu xé" trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Để xây dựng các tuyến đường sắt, Trung Quốc phải vay nước ngoài với lãi suất "cắt cổ", và đến năm 1931 đã chiếm một nửa nợ nước ngoài, mà phần lớn là không thể hoàn trả.

Để xây dựng các tuyến đường sắt, công ty đã vay nợ nước ngoài với lãi suất khủng khiếp, đến năm 1931, khoản nợ này đã tạo thành một nửa nợ nước ngoài, phần lớn là nợ nước ngoài. Nó phàn nàn về việc trở thành nạn nhân của cùng một hoạt động cho vay săn mồi mà nó đang gây áp lực lên những người khác. Hillman bình luận, ngày nay Trung Quốc đang thực hiện chính các biện pháp "cho vay săn mồi" tương tự như thế đối với nhiều đối tác của họ.

Mỹ tạo đột phá ở Trung Đông, mục đích chính là Trung Quốc

Xuân Mai | 

Mỹ tạo đột phá ở Trung Đông, mục đích chính là Trung Quốc?
Cảng Haifa ở Israel. Ảnh: SCMP

Sự tích cực của Mỹ nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và các nước Ả Rập là nhằm kiềm chế sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc ở Trung Đông, vùng Sừng châu Phi và phía Đông Địa Trung Hải.

Khung hiệp định 3 bên được Bộ trưởng Ngoại giao UAE Anwar Gargash công bố hôm 13-8 và chính quyền Tổng thống Donald Trump hậu thuẫn có đề cập tới kế hoạch xây dựng một liên minh an ninh hàng hải.

Một khi được triển khai, bộ khung này sẽ thiết lập một "tam giác chiến lược", chủ yếu nhằm chống lại các mối đe dọa của Iran đối với các hoạt động hàng hải đi qua hai điểm của khu vực là eo biển Hormuz và eo biển Bab El-Mandeb giữa Yemen và vùng Sừng châu Phi, trên đường từ Ấn Độ Dương đến kênh đào Suez.

Mỹ tạo đột phá ở Trung Đông, mục đích chính là Trung Quốc? - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump thông báo thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và UAE. Ảnh: AP

Cùng với eo biển Malacca, các vùng biển này tạo thành 3 tuyến hàng hải chiến lược quan trọng nhất đối với lợi ích địa chính trị của Trung Quốc. Bắc Kinh đã mô tả việc tiếp cận không bị cản trở vào 3 tuyến đường thủy này là "vấn đề sống còn" đối với nền kinh tế nước này.

Ông Samuel Ramani, nhà bình luận về các vấn đề Trung Đông kiêm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường ĐH Oxford (Anh), cho biết: "Thỏa thuận Israel - UAE một phần nhằm chính thức hóa hợp tác về an ninh hàng hải và chống lại các mối đe dọa đối với các tuyến hàng hải quan trọng. Còn quá sớm để xem điều này diễn ra như thế nào nhưng đã xuất hiện những lo ngại từ Bắc Kinh về ý nghĩa của hiệp định đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường".

Bà Kelsey Broderick, nhà phân tích Trung Quốc của Eurasia Group, một công ty tư vấn rủi ro địa chính trị có trụ sở tại New York - Mỹ, cho biết: "Tất cả các bên có thể hiểu rằng Mỹ đang hứa hẹn hợp tác kinh tế 3 bên để kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, có vẻ như phía Mỹ không yêu cầu Israel và UAE thực thi các biện pháp cụ thể đối đầu Trung Quốc như một phần của thỏa thuận".

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của cả UAE và Israel. Các cảng tại UAE trung chuyển khoảng 60% tổng sản lượng kim ngạch thương mại hàng hải về hướng Tây của Trung Quốc và UAE chiếm 28% kim ngạch thương mại phi dầu mỏ của Trung Quốc tại Trung Đông. UAE cũng là nguồn cung dầu chính cho nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Israel sang Trung Quốc tăng gần gấp 4 lần từ năm 2009 đến 2018, đạt 4,79 tỉ USD. Nhập khẩu của nước này tăng hơn gấp đôi lên 10,46 tỉ USD vào năm 2018, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Israel chỉ sau Mỹ.

Nhằm gây trở ngại hơn nữa đối với BRI của Trung Quốc, Mỹ trước hết phải thuyết phục Israel và UAE từ chối quyền tiếp cận hoạt động xuất khẩu của công ty Trung Quốc thông qua các dịch vụ vận tải biển mà hai nước sẽ sớm được thiết lập. Kịch bản này được cho là không mấy khả thi.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các hoạt động thương mại giữa Israel với UAE đều diễn ra tại cảng container do Trung Quốc điều hành ở Haifa. Theo hợp đồng thuê 25 năm được ký hồi năm ngoái, Tập đoàn Cảng Quốc tế Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ bắt đầu triển khai hoạt động vào năm tới tại bến cảng container mới mà công ty đang phát triển tại cảng thương mại duy nhất của Israel là Haifa.

Bất chấp những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Trung Quốc có thể sử dụng cảng này để do thám Hải quân Mỹ, lực lượng thường xuyên đến cảng, phía Israel đã bác bỏ yêu cầu của ngoại trưởng Mỹ về việc hủy hợp đồng thuê Haifa của Trung Quốc.

Ông Alan Abbey, chuyên gia tại Viện Shalom Hartman ở Jerusalem, nhận định: "Cả Israel và UAE đều đang đối mặt với nhiệm vụ đầy khó khăn khi phải cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc leo thang căng thẳng mỗi ngày. Đây là một thách thức lâu dài mà cả hai quốc gia phải đối mặt".

Tướng Tình Báo Anh:  TQ là mói de dọa thế giới 

Tướng tình báo Anh nói Trung Quốc và Nga đang tạo các chiến dịch “vùng xám” trong khi đang chế tạo vũ khí nhằm sẵn sàng cho chiến tranh toàn diện.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc có tầm bắn đến lục địa Mỹ /// Reuters
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc có tầm bắn đến lục địa Mỹ
REUTERS
Tờ The Sun ngày 13.9 dẫn lời trung tướng Jim Hockenhull chỉ huy bộ phận tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Anh cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự thế giới.
Theo ông, Trung Quốc có các tên lửa hiện đại nhất và tàu khu trục tốt nhất so với hải quân bất cứ nước nào. Trong khi đó, Nga cũng theo sát, “đẩy lùi các ranh giới của khoa học” với các máy bay không người lái (UAV) và tên lửa bội siêu thanh.
Ông Hockenhull cảnh báo rằng Trung Quốc và Nga đang tạo các chiến dịch “vùng xám” với hành động tấn công mạng và gián điệp, trong khi đang chế tạo vũ khí nhằm sẵn sàng cho chiến tranh toàn diện.
“Họ sẽ dùng mọi phương tiện cần thiết để đạt mục tiêu”, ông cảnh báo với báo giới tại trung tâm tình báo “ngũ nhãn” đặt tại căn cứ không quân Wyton ở Cambridgeshire (Anh).
Đây là lần đầu tiên báo giới được vào tòa nhà được bảo vệ nghiêm ngặt với hàng trăm đặc vụ của Bộ Quốc phòng làm việc bên cạnh các đặc vụ thuộc các cơ quan tình báo như MI5, MI6, GCHQ của Anh và các nhóm nước ngoài như của Mỹ.
Tướng Anh: Trung Quốc là ‘mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự thế giới’ - ảnh 1

Trung tướng Jim Hockenhull chỉ huy bộ phận tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Anh

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE SUN

Tướng Hockenhull cho rằng các mối đe dọa cũ đã được “tăng nạp” bởi công nghệ mới. “Nga là mối đe dọa về quân sự và địa chính trị lớn nhất đối với an ninh châu Âu. Trung Quốc thì ngày càng gia tăng sự độc đoán và quả quyết. Điều đó là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự thế giới”, ông nhận định trong bối cảnh quân đội Anh đang kiểm điểm lại.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hứa sẽ “đầu tư thêm vào chiến tranh điện tử và tình báo tín hiệu và khả năng che đậy”. Bài báo không nêu phản ứng của Trung Quốc và Nga trước những cáo buộc trên. Tuy nhiên, hai nước này trước đây luôn bác bỏ những cáo buộc tương tự.

Mỹ hợp tác quốc phòng với Maldives, đẩy lùi Trung Quốc ở Ấn Độ Dương

Mỹ ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Maldives trong bối cảnh Washington tăng cường liên kết đồng minh tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc.
 Cầu hữu nghị Trung Quốc - Maldives nối thủ đô Male và đảo Hulhule. (Ảnh: Xinhua)
Thỏa thuận khung về hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Mỹ và Maldives được ký kết tại thành phố Philadelphia (Mỹ) giữa Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Đông Á và Đông Nam Á Reed Werner và Bộ trưởng Quốc phòng Maldives Mariya Didi vào ngày 10/9.

"Thỏa thuận khung nêu rõ mong muốn của cả hai nước nhằm tăng cường hợp tác trong việc hỗ trợ duy trì hòa bình và an ninh ở Ấn Độ Dương, đồng thời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong qua‌n h‌ệ đối tác quốc phòng", Lầu Năm Góc thông báo.

Trong các cuộc thảo luận sau khi ký thỏa thuận, Bộ trưởng Quốc phòng Maldives Mariya Didi cho biết thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh giữa hai nước.

Bộ trưởng Didi nói rằng hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gắn liền với lợi ích tốt nhất của cả hai nước. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và đối thoại song phương, trong bối cảnh các mối đ‌e dọ‌a xuyên quốc gia ngày càng tăng như cướ‌p biển, chủ nghĩa cực đoan bạ‌o lự‌c, khủ‌ng b‌ố và buôn bán bất hợp pháp, nhất là trong bối cảnh dịc‌h Coѵīɗ-19 vẫn đang bùng phát.

Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Maldives, thỏa thuận khung với Mỹ đã vạch ra nhiều hoạt động song phương, bao gồm đối thoại cấp cao, thảo luận, hợp tác và tìm kiế‌m cơ hội trong các lĩnh vực như nâng cao nhận thức về biển, thiên tai và hoạt động cứu trợ nhân đạo.

Theo Bộ trưởng Didi, chính phủ Maldives coi thỏa thuận với Mỹ là một "cột mốc quan trọng" trong hợp tác quốc phòng và an ninh giữa hai nước.

Lầu Năm Góc cho biết hai quan chức Mỹ và Maldives cũng thảo luận về sự hỗ trợ của Washington đối với quốc đảo Thái Bình Dương trong việc ứng phó với dịc‌h Coѵīɗ-19 và các lĩnh vực hợp tác trong tương lai. Hai bên cũng nhất trí phối hợp để lên kế hoạch tổ chức Đối thoại Quốc phòng và An ninh đầu tiên.

Cả Mỹ và Maldives đều tái khẳng định cam kết về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do nhằm thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của tất cả quốc gia trong khu vực. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao gồm nhiều vùng biển và eo biển kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Ảnh hưởng của Trung Quốc

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương giàu tài nguyên cũng là nơi Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình. Trong khi đó, Mỹ đang thúc đẩy vai trò lớn hơn của Ấn Độ tại khu vực có tầm quan trọng chiến lược này.

Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát cảng Gwadar chiến lược của Pakistan trên biển Ả Rập và cạnh tranh ảnh hưởng với Ấn Độ.

Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động tại Biển Đông và biển Hoa Đông, thúc đẩy yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại các vùng biển này, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Maldives, quốc đảo Ấn Độ Dương n‌ổi tiếng với phong cảnh du lịch như thiên đường, đã trở thành tâm điểm trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc. Chính quyền mới của Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih đang nỗ lực tìm cách tái cơ cấu khoản nợ với Trung Quốc khi quốc đảo này gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay từ Bắc Kinh.

Tháng 12/2019, Ngoại trưởng Maldives Abdulla Shahid nói rằng Trung Quốc là nhà việ‌n trợ hào phóng, tuy nhiên chính quyền cựu Tổng thống Abdulla Yameen đã vay mượn Bắc Kinh quá nhiều mà không có phương án dự phòng phù hợp cho việc trả lại các khoản tiền này.

Trong nhiệm kỳ lãnh đạo 5 năm của mình, ông Yameen, một cựu tổng thống thâ‌n Trung Quốc, đã phụ thuộc rất lớn vào Bắc Kinh trong việc tiếp nhận các khoản hỗ trợ về tài chính. Ông Yameen đã bị kết án 5 năm tù cùng số tiền phạt lên tới 5 triệu USD với tộ‌i danh tham nhũng, sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào cuối năm 2018.

Maldives hiện “phụ thuộc” rất lớn vào Trung Quốc. Trung Quốc trở thành một trong những nguồn nhập khẩu chính của Maldives, sánh ngang đối tác thương mại lâu năm của Maldives là Ấn Độ.

Tổng thống Ibrahim đã gặp đại sứ Trung Quốc tại Maldives và biết được rằng quốc đảo này không chỉ nợ Trung Quốc khoản tiền hơn 1 tỷ USD như các con số ước tính. Thực chất, số tiền Maldives nợ Bắc Kinh đã lên tới gần 3 tỷ USD.

8 năm trước, Trung Quốc chưa có đại sứ quán tại Maldives, quốc đảo gồm 1.192 đảo san hô lớn nhỏ và hầu hết không có người ở. Còn bây giờ, người Trung Quốc chiếm 1/4 số khách du lịch nước ngoài tại Maldives, trong khi khoảng 2/3 nợ nước ngoài của Maldives rơi vào tay Trung Quốc.

Các công ty Trung Quốc được cho là đã thuê lại ít nhất 7 đảo ở Maldives. Một hòn đảo nằm cách thủ đô Male chỉ bằng một chuyến tàu cao tốc đã được Maldives cho Trung Quốc thuê lại với giá 4 triệu USD trong vòn‌g 50 năm. Mức giá này được cho là thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường.

Trung Quốc theo dõi hàng chục ngàn cá nhân, tổ chức ở các nước kể cả người Việt hải ngoại chống Tàu

Đây là thông tin được mạn‌ɡ Indian Express đăng tải ngày 14-9. Theo đó, Công ty Công nghệ thông tin dữ liệu Zhenhua có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) được cho là đang theo dõi các mục tiêu theo thời gian thực.
 Ngoài Thủ tướng Narendra Modi, các mục tiêu Ấn Độ trong danh sách bao gồm hầu hết các quan chức chủ chốt trong chính phủ...

Ngoài Tổng thống Ram Nath Kovind và Thủ tướng Narendra Modi, các mục tiêu Ấn Độ trong danh sách bao gồm hầu hết các quan chức chủ chốt trong chính phủ, nhà khoa học, nhà báo, diễn viên, “ông lớn” công nghiệp như Tata và Adani…

Indian Express cho biết họ có được thông tin trên với sự trợ giúp của mạn‌ɡ lưới các nhà nghiên cứu từ một nguồn tin có liên quan đến Công ty Zhenhua. Trong số 250.000 hồ sơ trong dữ liệu trên có 52.000 hồ sơ liên quan đến Mỹ, 35.000 hồ sơ liên quan đến Australia, 10.000 hồ sơ liên quan đến Ấn Độ, 9.700 hồ sơ liên quan đến Anh... Indian Express đã đặt câu hỏi về vấn đề này với Công ty Zhenhua nhưng chưa nhận được phản hồi. Các nguồn tin của Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi đã phủ nhận các cáo buộc. Tuy nhiên, các hồ sơ hiện có cho thấy công ty này đã thiết lập 20 trung tâm xử lý tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới và Chính phủ Trung Quốc cũng như Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) là khách hàng của Zhenhua.



Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?

Nguyễn Quang Dy

Nguồn: John McCarthy “Biden and Australia”, Asialink, 08/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Quang Dy

Căn cứ vào đánh giá về xác suất hiện nay, ông Joe Biden sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Chúng ta cần đề cập đến các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện này đối với quan hệ đối ngoại của Australia.

Chúng ta không nên trông đợi vào điều chỉnh tức thì trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các ưu tiên của Biden là đổi mới trong chính sách đối nội, như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được các thay đổi về xã hội vì nước Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng hơn bao giờ hết từ sau nội chiến, mà sự phân hóa còn tệ hơn nếu kết quả bầu cử bị tranh chấp.

Tham vọng của Australia về Chính quyền Biden không nên khác với tham vọng của chính ông Biden. Nếu nước Mỹ không làm mới được chính mình, thì quyền lực toàn cầu của Mỹ sẽ còn suy thoái hơn nữa. Lợi ích của chúng ta cũng vì vậy mà tổn hại theo.

Hơn nữa, chủ thuyết cơ bản của chính quyền Mỹ về các vấn đề đối ngoại sẽ không rõ ràng ngay. Ông Biden tuy có kinh nghiệm đối ngoại, nhưng về cơ bản là một chính khách Mỹ gốc Ireland, nên sẽ ưu tiên các vấn đề đối nội trước, và ông là người tin vào “nghệ thuật của điều có thể”. Một số người trong chính quyền sẽ có ý thức hơn những người khác về vị trí của Mỹ trên thế giới. Trong khi một số người lý tưởng hóa thì một số khác sẽ thực dụng. Quá trình thu xếp ai sẽ làm việc gì đã bắt đầu và sẽ tiếp tục cho đến mùa xuân tới.

Nói như vậy có nghĩa rằng trong mấy tháng vừa qua, một số chủ thuyết chung đã hình thành trong đầu các nhà tư tưởng của Mỹ mà một số sẽ phục vụ trong Chính quyền Biden. Các chủ thuyết này sẽ tác động đến các nước đồng minh của Mỹ.

Thứ nhất, ông Biden sẽ ưu tiên xây dựng lại các khối liên minh đã từng đóng góp cho việc gìn giữ hòa bình từ sau Thế chiến II. Chúng ta có lợi ích sát sườn trong vấn đề này. Cũng như những người của đảng Cộng hòa trong Chính quyền Trump, không phải tất cả mọi thành viên đảng Dân chủ đều tích cực ủng hộ các cam kết an ninh của Mỹ.

Thứ hai, trong khi những người của đảng Dân chủ chia sẻ một số lo ngại nóichung của Mỹ về chủ nghĩa đa phương, họ sẽ đầu tư nhiều năng lượng tích cực vào các nỗ lực và thể chế đa phương ở phạm vi khu vực và toàn cầu, bao gồm cải tổ lại một số thể chế. Họ sẽ dựa vào các nền dân chủ phương Tây, bao gồm Australia, để hợp tác nhằm mục đích này.

Thứ ba, hệ trọng đối với Australia, là cách đề cập của Chính quyền Biden đối với Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách đối ngoại chủ lưu của Mỹ, gồm những người xung quanh Biden, đều có đầu óc thực tiễn. Họ hiểu rằng Trung Quốc đã thay đổi. Nhưng thay vì dùng ngôn ngữ ý thức hệ đối đầu như Ngoại trưởng Mike Pompeo, họ sẽ tìm cách khác.

Cựu Trợ lý Ngoaị trưởng Kurt Campbell và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Biden là Jake Sullivan, đã lập luận chống lại chủ nghĩa ngăn chặn mới và ủng hộ việc thiết lập với Trung Quốc các điều kiện thuận lợi để cùng chung sống trên bốn lĩnh vực là quân sự, kinh tế, chính trị, và ứng phó toàn cầu, nhằm đảm bảo lợi ích của Mỹ mà không tạo ra dạng nhận thức đe dọa đã từng là đặc trưng của đối đầu Mỹ – Xô trước đây.

William Burns có thể làm ngoại trưởng trong Chính quyền Biden, hiện là Chủ tịch của Carnegie Endowment, đã nói rằng  kiểu tư duy không có nguyên tắc đã dẫn dắt nước Mỹ theo ảo tưởng rằng hợp tác, can dự với Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích. “Ngày nay, tư duy vô nguyên tắc theo kiểu khác đã làm cho chúng ta ảo tưởng về khả năng tách đôi và ngăn chặn (decoupling and containment) và đối đầu là không tránh khỏi (inevitability of confrontation)”.

Ông Burns còn ủng hộ “can dự trực tiếp với lãnh đạo Trung Quốc – dùng ganh đua để trói Bắc Kinh, xác định điều kiện cùng chung sống, ngăn chặn cạnh tranh trở thành đối đầu, và duy trì không gian hợp tác nhằm đối phó với các thách thức toàn cầu”.

Cựu đại sứ Mỹ tại một số nước, Frank Wisner, và cựu đại sứ Mỹ tại LHQ, Samantha Power, đã đề xuất chia chính sách Trung Quốc thành ba phần: đối đầu (các lĩnh vực phải đối đầu với Trung Quốc như Biển Đông hay tình báo mạng); cạnh tranh (thương mại, hạ tầng toàn cầu, Trí tuệ Nhân tạo); hợp tác (Covid-19, biến đổi khí hậu, không phổ biến vũ khí hạt nhân).

Một nhóm chuyên gia nổi tiếng của cả hai đảng về đối ngoại và an ninh, gồm cựu ngoại trưởng George Schultz, cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry và cựu Thượng nghị sỹ Sam Nunn cũng kêu gọi cách đề cập cứng rắn nhưng thực tế hơn với Nga dựa trên tư duy đối phó với Nga theo thực tế vốn có chứ không phải như những gì Mỹ muốn Nga trở thành, và hành động dựa trên sự giảm thiểu trừng phạt để đổi lại những cam kết của Nga.

Nếu Biden có thể đạt được sự cân bằng nội bộ và một số tư duy đối ngoại như trên được ủng hộ, thì một chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn của Mỹ có thể hình thành, gần giống như cách ứng xử của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc trong thập niên 1970-1980, chứ không như giai đoạn Mỹ trở thành độc tôn sau sự sụp đổ của Liên Xô cho đến sự kiện 11/9, hay hai thập niên vừa qua khi Mỹ bị sa lầy tại Afghanistan và Iraq.

Điểm thứ tư cần xem xét là ông Biden sẽ ứng xử với Châu Á như thế nào.

Về vấn đề này, Mỹ phải xác định ưu tiên bốn nhóm vấn đề:

    • Sự kết thúc của thời kỳ Abe trong chính trị Nhật. Washington sẽ phải đảm bảo có cơ sở cho một chính sách phù hợp cho nước Nhật thời kỳ hậu Abe, tiếp tục cân bằng lo ngại an ninh với lợi ích kinh tế trong việc cộng tác có giới hạn với Trung Quốc.
    • Mối đe dọa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ông Biden hầu như ngay lập tức phải xác lập một chính sách để thay thế dạng ngoại giao cá nhân bốcđồng mà ông Trump đã theo đuổi với chế độ của Kim Jung-un.
    • Vị thế chiến lược của Ấn Độ đối với Trung Quốc và phương Tây. Ấn Độ, đất nước đã gắn liền với sự ra đời của phong trào không liên kết, trong thập niên qua đã có một tầm nhìn gần với tầm nhìn của Mỹ và xu hướng đó đã phát triển từ sau xung đột biên giới gần đây với Trung Quốc. Nhưng sức mạnh kinh tế của Ấn Độ đang bị suy yếu bởi Covid-19 và quan điểm cứng rắn của Thủ tướng Narendra Modi dựa trên chủ nghĩa dân tộc Hindu sẽ phải nhượng bộ trước một số nhân vật có quan điểm tự do trong Chính quyền Biden.
    • Vai trò của Đông Nam Á trong thế cân bằng chiến lược mới ở khu vực và trên toàn cầu. Trừ ngoại lệ đặc biệt là thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, một khía cạnh lịch sử trong chính sách Châu Á của Mỹ là tập trung chủ yếu vào Đông Bắc Á nơi lợi ích của Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật cọ xát với nhau. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á không còn khác biệt về chiến lược. Biden sẽ phải đầu tư năng lượng chính trị vào Đông Nam Á nhiều hơn thời kỳ Obama và Trump – nhưng phải thận trọng. Như Wisner đã nói gần đây, các nước ASEAN muốn có sự nhất quán trong chính sách của Mỹ và muốn có năng lực duy trì độc lập về chiến lược. Điều này đòi hỏi hai bên phải cư xử tế nhị.

Australia có lợi ích sống còn và vai trò trong việc khuyến khích hình thành một chính sách đúng đắn về về các vấn đề như vậy đối với Trung Quốc.

Trong bốn năm qua, trong khi ông Trump làm chủ Nhà Trắng thì chúng ta có hai thủ tướng chính phủ liên hiệp, đã tìm cách vận dụng lịch sử và hệ tư tưởng chung để tạo dựng quan hệ làm việc với một tổng thống thất thường khó đoán và duy trì sự cam kết của ông ấy trong các vấn đề quan trọng nhất đối với lợi ích đối ngoại của chúng ta.

Nhiệm kỳ tổng thống Biden, bằng cách phục hồi một mức độ bình thường hóa nhất định trong hoạt động của chính quyền, sẽ giúp các nước khác làm việc dễ hơn với Washington. Nhưng thực chất các thách thức đối với những người làm chính sách của chúng ta sẽ không thay đổi. Việc sống còn là phải đảm bảo rằng ảnh hưởng của chúng ta đối với Mỹ sẽ giúp hình thành một chính sách mới của Mỹ đối với khu vực, qua đó tăng cường cam kết của Mỹ, duy trì hứa hẹn vềmột sự chung sống Mỹ – Trung, đồng thời đảm bảo lợi ích của các nước khác.

John McCarthy là cố vấn cao cấp của Asialink, và là cựu đại sứ của Australia tại Việt Nam, Mexico, Thailand, Mỹ, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 673 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 658 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 649 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 575 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 542 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 536 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 530 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 516 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 504 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 465 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.