Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24902975

 
Khoa học kỹ thuật 02.05.2024 12:32
Chiến tranh tin học của TQ đe dọa thế giới - Điểm danh chiến hạm TQ
05.03.2010 20:57

Bí ẩn về một cơ cấu chiến tranh mạng ảo vững chắc của Trung Quốc đang bắt đầu duợc mở ra. Một cái nhìn vào bên trong thế giới hỗn loạn đông đúc từng hiện hữu - và có thể có tầm nguy hiểm hơn nữa.

Câu tự truyện của SharpWinner mở dến một lu thanh niên còn trẻ noi một chung cu cao tầng dày dặc khói thuốc lá, trong một thành phố vô danh ở noi nào dó tại Trung Quốc. Tin tặc là một công việc khó, và nhóm thanh niên dặc biệt này, một trong hàng tram nhóm rộng khắp cả nuớc, dã ở dấy trong nhiều tiếng dồng hồ. Tự luu ý cho thấy mình là nguời thứ ba - một gã "dẹp trai và sáng sủa" - trong nhóm những nguời dàn ông giỏi nhất - trong suốt "Những Thời Trôi nổi của các Tin Tặc Ðỏ" (The Tubulent Times of the Red Hacker), SharpWinner luôn diềm tinh. Sau khi hoàn tất một cửa hậu dể xâm nhập vào một trang web tiếng Nhật, y nghỉ một chốc dể dẫn vào khoe các tin nhắn (text messages) từ các nguời nữ hâm mộ mình.

Rất dễ bỏ sót SharpWinner, kẻ dã quảng cáo cuốn sách của y trên truyền hình quốc gia, tuyên bố rằng y có duợc một hợp dồng phim về các công việc, nhu thể một diễn viên dóng thế khao khát duọc sự chú ý. Và trên thực tế, các tin tức cho rằng Google và hàng chục công ty khác dã bị trúng một cuộc tấn công khổng lồ xuất phát từ Trung Quốc trong mùa dông vừa qua này dã gợi lên một cánh tay mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc - chứ không phải từ thế giới vô hình những bang cuớp tin tặc của SharpWinner. Nguời khổng lồ Internet cho biết quyết dịnh dua các thông tin về chiến dịch Aurora – tên gán cho chiến dịch này- ra công chúng, "di dến trọng tâm của một cuộc tranh luận toàn cầu lớn hon nhiều về quyền tự do ngôn luận." Công ty Google cho biết, sự việc rình rập dò thám vào các tài khoản diện thu của các nhà hoạt dộng nhân quyền của Chính phủ Trung Quốc, là lý do dàng sau lời de dọa rút ra khỏi Trung Quốc của mình. (Công ty này vẫn chua làm gì khá hon về khẳng dịnh này của mình).

Tuy nhiên, một báo cáo duợc phổ biến hôm thứ ba từ một công ty an ninh ở Atlanta mang tên Damballa cho biết rằng cuộc tấn công Aurora trông giống nhu loại công việc của những kẻ nghiệp du hành dộng với các công cụ không tinh xảo. Sự phát hiện dó, cùng với một câu chuyện riêng trong tờ Financial Times về một kẻ hoạt dộng tự do dã từng soạn lên mã Aurora, dang khiến tập trung sự chú ý vào các trang mạng lỏng lẻo về dám giang hồ tin tặc của Trung Quốc. Và SharpWinner - thủ linh của một liên minh bao gồm từ 50.000 dến 100.000 thành viên dân sự, truớc khi y biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng từ nam 2007 từng là một nhân vật thuờng xuyên tham gia trong các xung dột mạng ảo quốc tế, bao gồm cả trong cuộc chiến tranh tin tặc nam 2001 kéo dài từ Trung Quốc vào Nhà Trắng - chỉ mới là sự khởi dầu.

Các cuộc tấn công Aurora tiêu biểu cho một nỗ lực của tin tặc rõ ràng là có can cứ tại Trung Quốc dể an cắp thông tin có giá trị từ các công ty hàng dầu của Hoa Kỳ. (Cho dến nay, danh sách các nạn nhân ngoài Google còn có Adobe Systems, Tổng công ty RAND, và Dow Chemical. Sau cuối tuần qua, một nhà nghiên cứu an ninh máy tính cho biết rằng có thể Aurora dã thâm nhập vào hon 100 công ty). Các nhà diều tra vẫn dang cố gắng dể hiểu Aurora ở dâu dến và có ý nghia gì, nhung một số dầu mối dáng ngạc nhiên dã xuất hiện. Câu chuyện theo sau một câu chuyện từ tờ New York Times của báo The Financial Times cho thấy rằng các nhà nghiên cứu dã truy duợc nguồn gốc của các cuộc tấn công dến hai truờng dại học của Trung Quốc, một trong hai truờng dó dã là can cứ dịa dào tạo những tin tặc yêu nuớc hoặc hoạt dộng tự do tự bao lâu nay. Giữa các ám chỉ của các báo cáo này chính là: Những hiểu biết của Hoa Kỳ về tin tặc Trung Quốc là lỗi thời một cách nghiêm trọng.

Các phuong tiện truyền thông phuong Tây thuờng xem nhẹ những nguời hoạt dộng tự do (freelancer) vì thích nghiêng về những tiếng quát tháo la lối dến chính phủ Trung Quốc. Một số dã mô tả cuộc chiến tranh mạng ảo kèm theo những hình ảnh nạo vét lên từ cuộc tuyên truyền về Quân dội Giải phóng Nhân dân trong những nam 1960, nhu thể muốn cho thấy rằng Trung Quốc có một ban bộ van phòng hành chính mạng ảo chứa chấp các tin tặc Trung quốc chuyên nghiệp. Những mô tả khác cáo buộc vô can cứ và không xác thực. Hai nam truớc, một bài tuờng thuật trên tờ National Journal cho rằng tin tặc Trung Quốc chịu trách nhiệm về vụ gây mất diện nam 2003 làm tê liệt nhiều vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ nhung một cuộc diều tra lặp di lặp lại dã quy sự cố này cho sự so suất ở trong nuớc.

Thực ra, quang cảnh tin tặc tại Trung Quốc có thể trông giống nhu cảnh một số viên chức tình báo giám sát một mớ bòng bong của các tin tặc yêu nuớc có tài - dôi khi ngỗ nghịch. Kể từ những nam 1990, Trung Quốc dã có một chuong trình tình báo nhắm mục tiêu vào công nghệ nuớc ngoài, James A. Lewis, một hội viên cao cấp cho an ninh mạng ảo và chính sách Internet tại Trung tâm Chiến luợc và Nghiên cứu Quốc tế dã cho biết. Tuy nhiên, mọi chuyện trở nên phức tạp ở bên ngoài những diều này. "Quang cảnh tin tặc có thể trông hỗn loạn" ông nói " Có quá nhiều diễn viên, một số duợc chỉ dạo từ chính phủ và một số khác duợc dễ dãi từ chính phủ. Những diễn viên này có thể bao gồm các co quan dân sự, các công ty và các cá nhân".

Ðối với bất cứ ai nói tiếng Trung Quốc, sự hỗn loạn ấy là rõ ràng. Hãy google ký tự Heike - phiên âm của chữ "hacker" có nghia den là "nguời khách hắc ám" - và bạn sẽ di vào hết trang này dến trang kết quả khác nhau. Những trang mạng dại loại nhu

HYPERLINK "http://www.chinahacker.com/

Trung Quốc 'ráo riết theo đuổi chiến tranh trên mạng'

Một nhóm cố vấn cho Quốc hội Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc đang ráo riết theo đuổi các hoạt động chiến tranh trên mạng, có thể mang lại lợi thế cho nước này trong bất kỳ cuộc xung đột nào có thể xảy ra với Hoa Kỳ.

Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ đã công bố một phúc trình hôm thứ Năm, nêu rõ các quan ngại của mình. Ủy ban này cho rằng chính phủ cũng như nền kinh tế Hoa Kỳ đặc biệt dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trên mạng xuất phát từ Trung Quốc bởi lẽ các cơ quan này lệ thuộc quá nhiều vào máy tính và mạng Internet.

Phúc trình này cho rằng trong tình thế xảy ra xung đột, khả năng giao chiến trên mạng của Trung Quốc sẽ làm suy yếu vị thế thống lĩnh quân sự của Hoa Kỳ.

Ủy ban này cũng tin rằng Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động do thám Hoa Kỳ.

Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington nói với hãng tin AP rằng các cáo buộc ấy ‘thiếu cơ sở, không xác đáng và vô trách nhiệm’.

Người phát ngôn này nói rằng Ủy ban đã lập lại những lời cáo buộc cũ, không có chứng cứ để ‘đánh lạc hướng công chúng Hoa Kỳ’.

Bản phúc trình cũng đề cập tới các chính sách đối ngoại và thương mại, theo đó các chương trình viện trợ và đầu tư của Trung Quốc ở các nước đang phát triển có thể ảnh hưởng tới nỗ lực thúc đẩy sự minh bạch, quản trị có trách nhiệm, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lực con người mà Hoa Kỳ cũng như các định chế tài chính quốc tế đang theo đuổi.

Tác giả: Willy Lam/Trần Ngọc Cư lược dịch
26/02/2010

Mặc dù cơn thịnh nộ về những cuộc tấn công mạng nhắm vào Google đã lắng dịu phần nào, nhưng cuộc đối đầu Mỹ-Trung về vấn đề an ninh Internet nói chung và về chiến tranh kỹ thuật số toàn cầu được dự kiến là sẽ gia tăng cường độ trong tương lai.

Sự kiện này đặc biệt rõ nét trong bối cảnh quan hệ song phương của hai nước đang trở nên tồi tệ vì những vấn đề từ giá trị của đồng nhân dân tệ đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Và sự kiện sau đây còn có ý nghĩa hơn nữa: bất chấp những chỉ trích của Washington nhắm vào việc Bắc Kinh kiểm duyệt Internet cũng như những đợt tấn công cyber xuất phát từ Trung Quốc nhắm vào các mạng lưới của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và các công ty đa quốc, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn dồn những nguồn lực chưa từng thấy cho việc tăng cường sức mạnh chiến tranh cyber vốn đã rất đáng sợ của họ.

Khâu nghiên cứu và phát triển (research and development) trong lãnh vực tác chiến mạng (net-based combat), bao gồm gián điệp và phản gián trên không gian cyber, được trình bày nổi bật trong Kế hoạch Ngũ niên Thứ 12 (2011-2015) do cả chính phủ trung ương và Quân đội Giải phóng Nhân dân cùng soạn thảo. Chủ tịch nước kiêm tổng tư lệnh quân đội Hồ Cẩm Đào đã xác định công tác phát triển sức mạnh chiến tranh điện tử là ưu tiên hàng đầu của các lực lượng an ninh-quốc phòng trong thập niên tới. Nhiều chính sách ưu tiên cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp điện toán và điện tử chuyên về nghiên cứu và phát triển trong các lãnh vực liên quan đến an ninh của công nghệ thông tin (IT security). [Từ đây, IT là chữ viết tắt của “công nghệ thông tin”.]

Kể từ thập niên 1980, những xí nghiệp này đã từng chia sẻ nguồn lực và dữ liệu với các đơn vị liên hệ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, Lực lượng bán quân sự Cảnh sát Võ trang Nhân dân, Bộ An ninh Nhà nước (Ministry of State Security), và Bộ Công an (Ministry of Public Security).

Có hai động cơ chủ yếu đằng sau nỗ lực phát triển sức mạnh chiến tranh kỹ thuật số cực kỳ tham vọng của ban lãnh đạo Đảng Cộng sảnTrung Quốc. Động lực thứ nhất là nhằm thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ, một cường quốc được coi là dẫn đầu khá xa trên chiến trường ảo (the virtual battlefield) của thế kỷ 21. Giáo sư Phương Tân Hưng (Fang BinXing), hiệu trưởng Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh và là một trong những chuyên viên mạng hàng đầu của Trung Quốc, nhận xét: “Hoa Kỳ hiển nhiên là cường quốc số một về khả năng tấn công và phòng ngự trên không gian cyber”.

Ông Phương cho rằng “Hoa Kỳ giữ ưu thế tuyệt đối về [năng lực tác chiến liên quan đến] chiến tranh qui ước, trên ngoại tầng không gian, cũng như trên mạng”. Ông còn thêm rằng năng lực của Trung Quốc trong lãnh vực này vẫn còn “rất lạc hậu”.

Báo đài Trung Quốc đã truyền đi khá ồn ào về việc Hoa Kỳ thành lập vào năm ngoái một bộ chỉ huy mạng (cyber-command) trong quân đội. Tờ Global Times của nhà nước Trung Quốc trích dẫn một chuyên viên Giải phóng quân bày tỏ mối quan ngại về một dạng thức đế quốc cyber của Mỹ (American cyber-imperialism). “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giữ quyền ‘tự do hành động’ của mình [trên mặt trận cyber] không cần đếm xỉa đến nỗi bất an của các nước khác”, chuyên viên IT quân sự này đã phát biểu như vậy.

Theo đại tá Đới Húc (Dai Xu), Trung Quốc không thể chần chờ thêm nữa trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ nhằm đuổi kịp các cường quốc cyber như Mỹ và Nga. “Chúng ta phải nâng những cuộc điều binh trên mạng lên mức độ chiến lược”, Đới Húc, một bình luận gia quân sự nổi tiếng, đã nói như vậy. “Trước hết chúng ta phải bắt tay vào các công tác thực tiễn như phát triển phần cứng và phần mềm đồng thời nuôi dưỡng nhân tài”. Đới Húc vẽ ra viễn ảnh là nhiên hậu Trung Quốc phải thành lập một sư đoàn cyber Giải phóng quân hoàn chỉnh và có tầm cỡ như Quân đoàn II Đại pháo (the Second Artillery Corps), hiện nay là các lực lượng tên lửa của Trung Quốc.

Động lực thứ hai đằng sau việc Bắc Kinh ra quân trong không gian cyber bất chấp mọi qui luật là nhằm bảo vệ “chủ quyền IT” của Trung Quốc. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cho rằng Trung Quốc là nạn nhân thảm hại nhất của những vụ tấn công trên mạng. Năm ngoái, tin tặc đã làm tê liệt 42.000 website đồng thời trung bình mỗi tháng có đến 18 triệu máy vi tính bị virus tấn công chớp nhoáng đến ngưng hoạt động. Nghiêm trọng hơn nữa, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc sẵn sàng phản công những gì mà họ cho là âm mưu của các chính phủ và tổ chức phương Tây nhằm làm tràn ngập không gian cyber bằng các tư tưởng “tự do tư sản” và chống lại chủ nghĩa xã hội.

Theo ủy viên hội đồng nhà nước Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), “Internet đã trở thành một phương tiện chính, qua đó các thế lực thù nghịch thực hiện âm mưu xâm nhập và phá hoại”. Mạnh Kiến Trụ, cũng là Bộ trưởng Bộ Công an, nói thêm rằng kẻ thù của Trung Quốc đang “tăng cường khả năng phá hoại [trật tự xã hội chủ nghĩa]” xuyên qua xa lộ thông tin. Người đứng đầu ngành công an nhấn mạnh tính khẩn trương của việc thành lập một chương trình “ngăn ngừa và kiểm soát” hoạt động 24-giờ/một ngày nhắm vào mọi phương hướng để chống lại việc xâm nhập trên mạng.

Mặc dù những vấn đề liên quan đến an ninh nội bộ và tình báo tại Trung Quốc được bao phủ trong màn bí mật, những đường nét rộng lớn trong sách lược của Bắc Kinh nhằm tăng cường sức mạnh chiến tranh điện tử của mình là khá rõ rệt. Vào đầu năm 2009, các giới chức thẩm quyền của đảng và nhà nước đã gia tăng ngân sách nhằm tuyển dụng các sinh viên ưu tú vừa tốt nghiệp trong các ngành như điện toán, kỹ sư, toán học và ngoại ngữ.

Các đơn vị nghiên cứu nằm dưới quyền của Bộ An ninh Nhà nước và Bộ Công an thường xuyên đăng quảng cáo trên các trang mạng chính phủ cũng như tư nhân nhằm tìm kiếm các kỹ sư phần mềm và các chuyên viên về an ninh công nghệ thông tin. Chẳng hạn, Viện Nghiên cứu Thứ nhất của Bộ Công an, vốn có đến 1.200 nhân viên, vừa phát động một chiến dịch tuyển dụng chuyên viên trên qui mô lớn. Ngoài ra, các sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ và tại nhiều nước khác trong năm qua đã lợi dụng tình trạng suy thoái kinh tế ở Phương Tây nhằm tuyển dụng hằng trăm sinh viên Trung Quốc vừa tốt nghiệp từ các phân khoa điện toán nổi tiếng nhất tại các đại học phương Tây. Những tài năng công nghệ thông tin này thường được hứa hẹn những đồng lương khá cao theo chuẩn quốc tế cùng với những triển vọng thăng tiến tươi sáng.

Cũng có bằng chứng cho thấy rằng nhiều cơ quan công an và tình báo quân đội Trung Quốc đang tuyển dụng bọn tin tặc làm kỹ sư phần mềm và chuyên viên an ninh mạng. Sự kiện này diễn ra bất chấp cả lời tuyên bố tháng trước của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, rằng Trung Quốc sẽ tích cực tham gia vào nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại những đe dọa đối với an ninh mạng lưới Internet. Người phát ngôn bộ này nói rằng “Trung Quốc mong muốn hợp tác với các nước khác trong việc truy nã bọn tin tặc”.

Mới năm ngoái đây, Trung Quốc sửa đổi một đạo luật nhằm buộc tội hình sự những hành vi tin tặc, với mức hình phạt có thể lên đến bảy năm tù ở. Tuy vậy, người ta vẫn thường thấy các quảng cáo tìm kiếm những tay tin tặc lành nghề và “đáng tin cậy” trên các website tuyển dụng của Trung Quốc. Hơn nữa, còn có rất nhiều giai thoại được lưu hành trong cộng đồng IT Trung Quốc về việc các bộ ngành an ninh quân đội hoặc nhà nước đang tuyển dụng “các tin tặc yêu nước” (patriotic hackers).

Theo tường trình mới đây về khả năng chiến tranh kỹ thuật số của Trung Quốc, một tường trình được Ủy ban Duyệt xét các Vấn đề Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung có trụ sở tại Washington ủy nhiệm soạn thảo, thì các đơn vị an ninh nhà nước và quân đội Trung Quốc đã và đang tuyển dụng “nhiều phần tử trong cộng đồng tin tặc Trung Quốc”. Bản tường trình tháng Mười 2009 này đưa ra một số “trường hợp về sự hợp tác khá rõ ràng giữa những tay tin tặc xuất chúng và các cục an ninh dân sự của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”.

Ngoài việc thành lập các quan hệ cộng sinh (symbiotic relations) với những ban nghiên cứu và phát triển trong những xí nghiệp quốc doanh, các ban ngành Nhân dân Giải phóng Quân và cơ quan an ninh-nhà nước đang tìm kiếm sự hỗ trợ của các hãng công nghệ thông tin tư nhân. Trong một chuyến tham quan của chúng tôi tại một số xí nghiệp viễn thông ở mạn đông tỉnh An Huy vào cuối năm 2009, ủy viên hội đồng nhà nước Mạnh Kiến Trụ đã kêu gọi hàng chục ngàn công an mạng hãy tăng cường hợp tác với các công ty hoạt động trong các lãnh vực điện tử và công nghệ thông tin.

“Chúng ta phải vận dụng các thành quả nghiên cứu và phát triển [trong nước] về công nghệ thông tin (IT) nhằm cung ứng một sự yểm trợ kỹ thuật hùng hậu cho hệ thống ngăn ngừa-và-kiểm soát của chúng ta”, Mạnh Kiến Trụ đã nói như vậy với các cán bộ công an cấp cao đang tháp tùng ông ta. Một sự kiện khác cũng có ý nghiã là, trong khi đến thăm thành phố Thượng Hải tháng trước, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi các chuyên viên IT trong xí nghiệp nhà nước cũng như tư nhân hãy “đạt được những khám phá mới trong các ngành công nghệ cốt lõi” của khu vực chiến lược này. Hồ Cẩm Đào tuyên bố: “Chúng ta phải giành một vị trí nổi bật trong ngành viễn thông toàn cầu bằng cách đạt cho bằng được các công nghệ đặt cơ sở trên công trình nghiên cứu và phát triển quốc nội [tại Trung Quốc].

Một điểm độc đáo khác trong chiến thuật cyber của Trung Quốc là một số lượng đông đảo gồm các “ông hoàng con” – tức thân nhân của các bộ cấp cao – những người có trách nhiệm trong lãnh vực nhạy cảm của an ninh mạng. Chẳng hạn, Tiến sĩ Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng), phó hiệu trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đầy uy tín và là trưởng nam của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, trên mười năm nay vẫn là một nhân vật chủ chốt trong việc hình thành các chiến lược bảo vệ chủ quyền IT của Trung Quốc.

Mặc dù có những tường trình về sự khác biệt quan điểm chính trị giữa Hồ Cẩm Đào và Giang Miên Hằng, nhưng vai trò nổi bật của Giang Miên Hằng rõ ràng là không hề suy giảm. Từng tốt nghiệp kỹ sư điện ở Đại học Bucknell tại Pennsylvania (Hoa Kỳ), Giang Miên Hằng là một trong những cán bộ cấp cao tháp tùng Hồ Cẩm Đào trong chuyến tham quan các nhà máy IT ở Thượng Hải. Sự hăng hái tham gia của các ông hoàng con có lẽ còn là một yếu tố khác nữa hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng các kỹ năng chiến đấu điện tử của Trung Quốc.

Theo Giải phóng quân Nhật báo, một cơ quan ngôn luận chính thức, các chuyên gia Trung Quốc vạch rõ rằng có chừng khoảng 88.000 nhân viên công nghệ thông tin Mỹ, gồm 5.000 chuyên gia chiến tranh điện tử, đang phục vụ trong những đơn vị trực tiếp nằm dưới quyền hay liên hệ với bộ chỉ huy mạng của Lầu năm góc. Những chuyên gia IT Trung Quốc cũng lôi kéo sự chú ý đến sự thể là, mặc dù chính quyền Barack Obama cắt giảm chi tiêu về các vũ khí cực kỳ hiện đại như chiến đấu cơ phản lực F-22, nhưng ngân sách dành cho chiến tranh cyber đã gia tăng rõ rệt.

Người ta hiểu rằng các ban ngành an ninh-nhà nước cũng như quân đội Trung Quốc một phần nào đã sử dụng mô hình Mỹ trong nỗ lực tăng cường cơ sở chiến tranh mạng và an ninh mạng của Trung Quốc. Với sự kiện là xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc rất có thể vẫn còn kéo dài nếu không muốn nói trở nên tồi tệ hơn vì các vấn đề như thương mại, Đài Loan và Tây Tạng, cuộc cạnh tranh gay gắt dọc theo xa lộ thông tin có thể cộng thêm một chiều hướng bất ổn mới vào quan hệ giữa siêu cường duy nhất trên thế giới và quốc gia đang vươn dậy nhanh chóng gần như chuẩn bị làm một siêu cường.

Bắc kinh tăng cường kỹ lực chiến tranh

Willy Lam là chuyên gia về tình hình Trung Quốc, nghiên cứu trưởng của Jamestown Foundation, một cơ quan nghiên cứu tình hình Á-Âu (Eurasia), Nga, Trung Quốc, và mạng lưới khủng bố toàn cầu. Từng cộng tác với Asiaweek, South China Morning Post, và các trụ sở CNN tại Châu Á-Thái Bình Dương. Tác phẩm mới nhất: Chinese Politics in the Hu Jintao Era: New Leaders, New Challenges (Chính trị Trung Quốc trong thời đại Hồ Cẩm Đào: Lãnh đạo mới, thử thách mới).

Nguồn: www.atimes.com/atimes/China/LB09Ad01.html

Theo báo cáo nghiên cứu về tình hình lực lượng tàu chiến mới đây, lực lượng Hải quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng 1045 tàu chiến các loại. Giới phân tích cho rằng, với một lực lượng tàu hùng mạnh như vậy và kết hợp với chiến lược hành động của Hải quân, Trung Quốc sẽ bắt đầu có những bước đi mới trong chiến lược hải quân xa bờ, vươn rộng ra Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.

Đến năm 2020, TQ phát triển mạnh hơn bộ máy quân sự có trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô, cách rất xa biên giới. Trung Quốc đã công khai về ngân sách quốc phòng  năm 2007 khoảng 52 tỷ USD, năm 2008 khoảng 61 tỷ USD, năm 2009 khoảng 70,27 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng những số liệu này rất thấp so với con số thực. 

Lực lượng tàu chiến hiện có của Hải quân Trung Quốc:

Tàu sân bay:

shichang-pic1

Hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu 01 tàu sân bay ATS Shichangcỡ nhỏ đa chức năng. Theo kế hoạch, năm 2015 sẽ đóng 01 hàng không mẫu hạm cỡ lớn.

 Tàu ngầm:

dsds

Hải quân Trung Quốc có khoảng 63 tàu ngầm các loại. Trong đó, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân bao gồm: 02 tàu ngầm loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm loại 092 lớp Xia, 03 tàu ngầm loại 093 lớp Shang, 04 tàu ngầm loại 091 lớp Han. 

Tàu ngầm chạy bằng động cơ Diesel gồm: 12 tàu ngầm lớp Kilo (mua của Nga), 02 tàu ngầm loại 041 lớp Yuan, 20 tàu ngầm loại 039 lớp Song, 17 tàu ngầm loại 035 lớp Ming, 01 tàu ngầm loại 031 lớp Golf, 01 tàu ngầm loại 033G lớp Wuhan, trong đó các tàu lớp Romeo và Whiskey đã bị thải loại. Theo kế hoạch đến năm 2015 Hải quân Trung Quốc sẽ đóng thêm 02 tàu ngầm hạt nhân loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm hạt nhân loại 093 lớp Shang, 10 tàu ngầm diesel loại mới thuộc lớp Song và Yuan.

 Khinh hạm:

 type054jiangkai_04large

Hiện Hải quân Trung Quốc vận hành 47 khinh hạm các loại, trong đó bao gồm: 12 khinh hạm loại 054 lớp jiangkai, 10 khinh hạm loại 057 lớp Jiangwaei II, 04 khinh hạm loại 055 lớp Jiangwei I và 21 khinh hạm loại 053 lớp Jianghu. Theo kế hoạch năm 2015 sẽ đóng thêm 10 khinh hạm loại 054 lớp Jiangkai.

 Khu trục hạm:

sovremenny_02large

Tổng cộng Trung Quốc có 26 tàu khu trục, trong đó có 03 khu trục loại 051C lớp Luzhou, 04 khu trục loại Sovremenny lớp Hangzhou, 03 khu trục loại 052C lớp Luyang II, 02 khu trục loại 052B lớp Luyang I, 01 khu trục loại 052A lớp Luhai, 02 khu trục loại 052 lớp Luhu, 11 khu trục loại 051 lớp Luda. Theo kế hoạch đến năm 2015 Trung Quốc sẽ đóng thêm một số tàu mới gồm: 03 khu trục loại 051D lớp Luzhou, 01 khu trục loại 052C lớp Luyang II.

 Tàu mang tên lửa điều khiển:

houxin_3
Tổng số hiện có 84 tàu gồm: 50 tàu loại 022 lớp Houbei, 04 tàu loại 037-II lớp Houjian/Huang, 30 tàu loại 037-IG lớp Houxin. Theo kế hoạch Trung Quốc sẽ đóng thêm 10 tàu loại 022 lớp Houbei vào năm 2015.



Đức đón đầu cuộc chiến tranh tin học
 
Thiếu tướng Kriesel (phải) bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Đức Franz Josef Jung - Ảnh: Bundeswehr
Đây là hình ảnh một tin tặc làm việc cho Chính phủ Đức: tóc hoa râm, ria mép, đồng phục lính không quân. Đó là Friedrich Wilhelm Kriesel, thiếu tướng chỉ huy trưởng Cơ quan tình báo quân đội Đức.

Wilhelm Kriesel được biệt phái đến “trạm tiền tiêu” của Bundeswehr (Lực lượng phòng vệ liên bang Đức). Nhiệm vụ của Kriesel là chuẩn bị cho một cuộc chiến tương lai trên internet. Tại doanh trại Tomburg, nằm trong thị trấn nhỏ Rheinbach yên bình và thơ mộng gần Bonn, có 76 người đàn ông bị cách ly với thế giới bên ngoài đang thử nghiệm những phương thức mới nhất để xâm nhập, khai thác, điều khiển hoặc phá hủy các mạng lưới tin học của nước ngoài.

Đơn vị tin học bí mật

Theo tạp chí Der Spiegel, đơn vị nói trên có cái tên nghe rất “vô hại”: Cục Xử lý thông tin và mạng máy tính. Đây là đơn vị đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng điện tử, trong đó có cả các cuộc tấn công tin học từ nước ngoài. “Tin tặc mặc quân phục” chính là câu trả lời của Đức trước mối đe dọa đang khiến chính phủ các nước, quân đội và cơ quan tình báo toàn thế giới lo lắng.

Kể từ vài năm nay, tại Mỹ, các chuyên gia đã cảnh báo trong tương lai có thể xảy ra một trận “Trân Châu cảng điện tử” và “11.9 dạng số”. Theo Der Spiegel, nhiều quốc gia đã bắt đầu trang bị vũ khí tin học cho mình một cách thầm lặng. Chỉ tính riêng nước Mỹ không thôi thì tiền đầu tư cho chương trình phòng thủ tin học đã lên đến hàng tỉ USD. Giống như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các nhà chức trách quân đội và cục tình báo phương Tây tin rằng kẻ thù luôn đến từ phía Đông hoặc từ Nga và Trung Quốc.

Một báo cáo được đệ trình Quốc hội Mỹ hồi mùa thu năm ngoái kết luận Trung Quốc đang phát triển năng lực quân đội tin học “một cách mạnh mẽ”. Đức cũng từng biết đến mối nguy hiểm đến từ Trung Quốc. Cách đây gần 2 năm, Cơ quan tình báo đối nội của Đức đã thông báo rằng những máy chủ của tỉnh Lan Châu (Trung Quốc) đã tấn công các mạng thông tin của nhiều bộ và văn phòng chính phủ Đức bằng các phần mềm độc hại.

Đầu năm nay, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật của Bộ Nội vụ về việc “tăng cường an ninh thông tin chính phủ”. Theo dự luật, Văn phòng an ninh công nghệ thông tin BIS tại Bonn sẽ được chuyển đổi thành tổ chức bảo vệ dữ liệu thông tin phục vụ các cơ quan chính phủ. Đầu tháng 2 vừa qua, thiếu tướng Kriesel đã giới thiệu một bản báo cáo về đơn vị tin học bí mật của ông và cho biết nó sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm 2010.

“Chơi” kiểu tin tặc

Binh sĩ của đơn vị này sử dụng cả những phương pháp của tin tặc. Họ học cách cài đặt phần mềm độc hại vào máy tính của nước ngoài thông qua thư điện tử, CD hay đơn giản là thông qua một website được “đặt bẫy”. Máy tính bị lây nhiễm có thể tự động tải phần mềm độc hại khác, chẳng hạn như chương trình thu thập mọi thứ được gõ trên bàn phím: thư điện tử, địa chỉ internet, mật mã... Sau đó các dữ liệu được tập hợp lại và được bí mật gửi đến nơi đã ra các lệnh trên thông qua một phần mềm.

Der Spiegel cho biết về kỹ thuật tấn công thì chương trình đào tạo của đơn vị còn phức tạp và kỳ lạ hơn. Binh sĩ tại Rheinbach luyện tập các kỹ thuật như “tấn công kiểu từ chối phục vụ” (khiến máy chủ của một tổ chức hay doanh nghiệp không thể hoạt động được). Họ cũng học “tấn công kiểu botnet” (lây nhiễm cho cả một mạng lưới máy tính rồi sau đó giành quyền sử dụng mà chủ nhân chúng không hay biết).

Trên thực tế, hai kiểu tấn công này đã được thực hiện để chống lại Estonia và Georgia. Tại Estonia, vào tháng 4 và 5.2007, xung đột chính trị đã gây ra cuộc tấn công tin học. Các chuyên gia đã khám phá ra rằng cuộc tấn công do hơn một triệu máy tính thực hiện. Đây chính là “tấn công kiểu botnet”.

Hậu quả của nó rất khủng khiếp. Mạng máy tính của ngân hàng, chính quyền và các đảng phái chính trị nước này đã phải hứng chịu một cuộc tấn công điện tử dữ dội trong vòng 3 tuần. Chính phủ Estonia hầu như hoàn toàn bị “cắt đứt liên lạc”. Hạ viện đã phải cho ngưng sử dụng hệ thống thư điện tử trong nửa ngày. Các nhà cung cấp dịch vụ internet cũng phải tạm thời cắt đường truyền. Các vụ tấn công chống lại Georgia, theo cách tương tự, cũng đã xảy ra vào mùa hè năm 2008.

Và tin tặc thứ thiệt

Nga bị nghi ngờ là đã tấn công ảo vào Georgia, giống như vụ tấn công Estonia trước đó. Tuy nhiên, theo NATO, không có bằng chứng xác thực nào có thể chứng minh mối liên hệ giữa Chính phủ Nga với các vụ tấn công này. Ngày 8.8.2007, Der Spiegel cho biết tin tặc đã xâm nhập thành công máy tính của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Kinh tế, Bộ Nghiên cứu và Bộ Ngoại giao Đức để thu thập tin tức kinh tế.

Các vụ việc trên làm dấy lên một loạt các câu hỏi đáng lo ngại đối với Bundeswehr và giới chính trị Đức. Có phải thực sự đó là “chiến tranh tin học”, nghĩa là chiến tranh quy ước giữa hai quốc gia được đưa lên internet? Hay đó chỉ là dạng mới của những “xung đột không cân xứng”, trong đó các quốc gia bị một “lực lượng du kích tin học” tấn công? Liệu Bundeswehr có đủ sức để vô hiệu hóa một máy chủ được xác định là nơi điều khiển một vụ tấn công kiểu botnet?

Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO năm 2008 ở Romania, những người đứng đầu các quốc gia đã nhất trí xây dựng một dự án chung về phòng vệ tin học. Họ cũng cam kết tăng cường an ninh mạng và một văn phòng của NATO đặt tại Bỉ sẽ phụ trách vấn đề này. NATO cũng thành lập Trung tâm phòng vệ tin học cấp cao tại Estonia. Tổ chức mới này đã phân tích các vụ tấn công chống Georgia.

Theo trung tâm này, cần phải có “thời gian để đạt được sự nhất trí quốc tế về những vấn đề pháp lý của việc phòng vệ tin học”. Nhưng rõ ràng Đức không muốn chờ đợi. Theo dự luật do Bộ Nội vụ Đức đưa ra, Văn phòng An ninh công nghệ thông tin được chuyển thành Văn phòng Phòng vệ tin học dân sự.

Nhiệm vụ chính của đơn vị này là giám sát tự động các dữ liệu được chuyển đến Văn phòng Thủ tướng và các bộ nhằm phát hiện nhanh chóng hơn những điều bất thường tiềm ẩn và thực hiện các biện pháp cần thiết. Theo một báo cáo về an toàn tin học Đức, số lượng lẫn mức độ chuyên nghiệp của các cuộc tấn công tin học sẽ tăng cao, đặc biệt là tấn công vào các hệ thống điều khiển cơ sở hạ tầng (nhà máy điện hạt nhân, trung tâm điều khiển giao thông đường bộ...).

Theo Ngọc Trung (Thanh Niên)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 660 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 648 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 637 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 568 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 532 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 527 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 517 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 505 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 493 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 451 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.