Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24904903

 
Văn hóa - Giải trí 03.05.2024 00:01
Không kích của NATO giết chết 1 con trai, 3 cháu nội, Gadhafi thoát chết trong dường tơ kẻ tóc
01.05.2011 02:09

Lãnh đạo Moammar Gadhafi thoát chết trong một vụ không kích của NATO, giết chết 1 trong những người con trai và 3 cháu nội của ông.


Saif al-Arab Gadhafi, 29 tuổi,  sinh viên, và 3 cháu nội của ông Gadhafi đã thiệt mạng tại

 Giới chức Libya nói căn nhà bị hư hại này là do bị trúng đạn pháo của NATO hôm thứ Bảy 30/4/11

Hình: AP / Darko Bandic

Giới chức Libya nói căn nhà bị hư hại này là do bị trúng đạn pháo của NATO hôm thứ Bảy 30/4/11


Phát ngôn viên chính phủ Moussa Ibrahim loan tin này trong cuộc họp báo tối hôm thứ Bảy.

Ông cho biết anh Saif al-Arab Gadhafi, 29 tuổi, một sinh viên, và 3 cháu nội của ông Gadhafi đã thiệt mạng tại nhà trong một vụ ám sát cố tình nhắm vào nhà lãnh đạo Libya.

Phát ngôn viên này nói rằng ông Gadhafi và người vợ có mặt trong căn nhà này nhưng vô sự, tuy nhiên, một số người khác đã bị thương.

Các nhà báo đưa đưa đến xem hiện trường, tại đây họ nhìn thấy nhiều hư hại nặng.

Chưa thấy phản ứng của NATO về vụ này nhưng khi tin này được phổ biến, dường như cả Libya đều sửng sốt. Riêng tại thành phố Benghazi của phe nổi dậy có những tiếng súng bắn lên trời để ăn mừng.

Cũng trong ngày thứ Bảy, NATO cho biết họ đang dọn dẹp các quả mìn chống tàu do những người ủng hộ ông Gadhafi gài ở thành phố cảng Misrata do phe nổi dậy chiếm giữ.

Không kích của Nato hạ sát con trai Gaddafi

Cảnh mà chính phủ Libya nói do cuộc tấn công của liên quân gây ra tại nhà của Saif al-Arab Gaddafi, con trai của ông Gaddafi

Phát ngôn viên của liên quân nói họ lấy làm tiếc về tất cả những sinh mạng mất đi

Một cuộc không kích của NATO tại thủ đô Libya, Tripoli, đã giết chết con trai của Đại tá Muammar Gaddafi, theo một phát ngôn nhân của chính phủ nước này.

Saif al-Arab và ba đứa cháu của Đại tá Gaddafi đã chết tại biệt thự của họ tại Bab al-Aziziya, phát ngôn nhân nói.

Nhà lãnh đạo Libya cũng có mặt ở biệt thự tại thời điểm đó, nhưng không bị thương.

NATO cho biết cuộc không kích đã đánh trúng một mục tiêu "là một tòa nhà chỉ huy" trong khu vực, và cho hay Nato không nhắm vào các "mục tiêu cá nhân."

Một phát ngôn viên của liên minh, Trung-tướng Charles Bouchard, cho hay "tất cả các mục tiêu của NATO là mục tiêu có tính chất quân sự ".

Tướng Bourchard nói thêm rằng ông đã nhận được báo cáo cho hay các thành viên của gia đình Đại tá Gaddafi là đã thiệt mạng, nhưng không bình luận thêm.

Cuộc tấn công đã dẫn đến sự tử đạo của Saif al-Arab Muammar Gaddafi, 29 tuổi, và ba người cháu của nhà lãnh đạo.

Phát ngôn viên Ibrahim Moussa

"Chúng tôi rất tiếc về tất cả những mất mát về sinh mạng, đặc biệt là thiệt hại đối với các thường dân vô tội do hậu quả của cuộc xung đột đang tiếp diễn", ông Bouchard nói.

Phóng viên BBC Christian Fraser ở Tripoli nói rằng liên quân đã đưa ra tuyên bố chỉ vài giờ sau trận không kích vì họ hiểu được ảnh hưởng chính trị của vụ việc.

Trung Quốc và Nga, hai nước trong hội đồng bảo an, lo ngại liên quân vượt quá sứ mệnh mà nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đưa ra.

Tuy nhiên Thủ tướng Anh David Cameron nói các mục tiêu của Nato "phù hợp với nghị quyết của Liên Hiệp Quốc".

'Ám sát trực tiếp'

Phát ngôn viên Ibrahim Moussa xác nhận con trai út ông Gaddafi thiệt mạng

Các nhà báo được đưa tới hiện trường của cuộc không kích cho hay tòa nhà bị phá hủy nặng nề và một trái bom chưa nổ vẫn còn nằm lại tại chỗ.

Saif al-Arab, người có tầm quan trọng thấp hơn so với người anh ruột là Saif al-Islam, từng học tập tại Đức và trở về Libya mới đây.

Phát ngôn viên Chính phủ Ibrahim Moussa nói: "Cuộc tấn công đã dẫn đến sự tử đạo của Saif al-Arab Muammar Gaddafi, 29 tuổi, và ba người cháu của nhà lãnh đạo."

"Nhà lãnh đạo cùng với vợ của ông cũng có mặt trong khu nhà với những người bạn khác. Nhà lãnh đạo vẫn mạnh khỏe - Ông không bị thương." Vợ của đại tá Gaddafi cũng không hề hấn gì, ông này nói.

"Đây là một chiến dịch trực tiếp nhằm ám sát nhà lãnh đạo của đất nước," phát ngôn nhân này nói thêm.

Hiện chưa có xác nhận độc lập về các ca tử vong.

'Vi phạm pháp luật'

Quân nổi dậy Libya bắt đầu chiến dịch vào giữa tháng Hai tới nay nhằm chấm dứt bốn thập kỷ dưới sự cai trị của Đại tá Gaddafi.

Kể từ tháng trước họ đã nhận được sự hỗ trợ của một liên minh quốc tế hoạt động dựa trên một sứ mạng của Liên Hợp Quốc.

Trái bom chưa nổ mà chính quyền Libya nói do liên quân bắn vào nhà con trai út của ông Gaddafi

Ông Moussa nói rằng các cuộc tấn công đã vi phạm luật pháp quốc tế.

"Làm thế nào điều này hữu ích trong việc bảo vệ dân thường? Ông Saif al-Arab là một thường dân, là một sinh viên," phát ngôn nhân của chính phủ Lybia nói.

"Ông ấy đang ngồi chơi, nói chuyện với cha mẹ của ông cùng các cháu gái và cháu trai và các khách khứa khác khi ông bị tấn công và giết hại."

Một con gái nuôi của Đại tá Gaddafi đã bị thiệt mạng vào năm 1986 bởi một cuộc không kích của Hoa Kỳ nhằm đáp trả việc Libya bị cáo buộc dính líu vào vụ đánh bom ở Berlin nhắm vào các mục tiêu nhân viên quân sự Mỹ.

Ông Ibrahim cáo buộc liên minh quốc tế vốn tổ chức các cuộc không kích ở Libya là không mong muốn hòa bình.

"Chúng tôi đã nhiều lần lặp đi lặp lại tuyên bố rằng chúng tôi sẵn sàng đàm phán, sẵn sàng cho lộ trình hòa bình, sẵn sàng chuyển tiếp chính trị và tổ chức bầu cử cũng như sẵn sàng cho trưng cầu dân ý.

"Phương Tây không quan tâm để định các tuyên bố của chúng tôi. Họ chỉ quan tâm đến cướp đi sự tự do, thịnh vượng của chúng tôi, đó là dầu mỏ, và quyền của chúng tôi được quyết định tương lai đất nước như những người dân Libya."

'Ăn mừng'

Nhiều tiếng súng đã vang lên để ăn mừng tại ổ đề kháng của quân nổi dậy tại thành phố ở mạn đông đất nước, Benghazi, sau khi có tin Saif al-Arab Gaddafi bị giết chết.

Người dân ở Benghazi 'ăn mừng' tin con trai Gaddafi thiệt mạng

Một số cuộc không kích nhắm vào dinh thự Bab al-Aziziya của Đại tá Gaddafi, đã được đưa tin gần đây.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói với các phóng viên rằng các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của chính phủ Libya là các mục tiêu "hợp pháp", mặc dù NATO không nhắm mục tiêu cụ thể vào Đại tá Gaddafi.

Ngày thứ bảy, các quan chức NATO cho biết liên minh sẽ không cứu xét đề nghị xin đàm phán với các lực lượng liên minh của ông Gaddafi cho đến khi các lực lượng của chính phủ Lybia chấm dứt hoàn toàn các cuộc tấn công nhắm vào thường dân.

Phó Chủ tịch của Hội đồng Chuyển giao Quốc dân của quân nổi dậy cũng bác bỏ đề nghị xin đàm phán của Gaddafi và nói rằng nhà lãnh đạo Libya sử dụng biện pháp"ngừng bắn chỉ để tiếp tục vi phạm các quyền cơ bản của con người, vi phạm các luật pháp về nhân đạo quốc tế, và sự an toàn cũng như an ninh của Libya và toàn khu vực".

Thông tín viên đài RFI từ Bruxelles tường trình :

« Tại Bruxelles, bộ tham mưu của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương xác định là tối hôm qua, 30/4, khoảng 6 giờ chiều, NATO đã tiến hành một loạt các vụ không kích nhắm vào các cơ sở quân sự của Libya tại Tripoli. Liên quân quốc tế đã đặc biết nhắm vào một trung tâm chỉ huy quân sự tại khu Bab al-Aziziya ở phía nam thủ đô. Trung tâm chỉ huy này từng là mục tiêu tấn công của quân đội Mỹ hồi năm 1986.

Ngược lại NATO không xác định về thông tin do phía Libya cung cấp. Theo Tripoli, con trai út và ba người cháu nội của đại tá Kadhfi đã thiệt mạng trong đợt không kích đêm qua. Tổ chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương chỉ cho biết là rất lấy làm tiếc khi những thường dân vô tội bị chết và NATO không hề nhắm vào bất kỳ một ai.

Từ tổng hành dinh ở Napoli, Ý, nơi tướng Charles Bouchard người Canada điều hành chiến dịch quân sự của liên quân quốc tế nhắm vào Libya, viên tướng này đã nhấn mạnh : NATO chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự và từ khi chiến dịch mở màn.

Tướng Bouchard cho biết thêm : Liên Minh Bắc Đại Tây Dương chưa bao giờ đề ra mục tiêu bắt ông Kadhafi phải ra đi hay mở chiến dịch tấn công để thay đổi chế độ Libya. Mục tiêu duy nhất mà khối NATO theo đuổi là nhằm bảo vệ thường dân. Tuy nhiên tướng Bouchard cũng kêu gọi dân chúng Libya nên tránh xa các lực lượng trung thành với ông Kadhafi, để tránh mọi hiểm nguy tiềm tàng

(VTC News) - Trước đó hôm (30/4), nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi tuyên bố, ông đã sẵn sàng cho một lệnh ngừng bắn và đàm phán để chấm dứt các cuộc không kích của NATO, tuy nhiên cự tuyệt việc từ bỏ quyền lực như yêu cầu của phiến quân và phương Tây.

Các cuộc không kích kéo dài hàng tuần lễ của phương Tây đã thất bại trong việc tiêu diệt nhà lãnh đạo Libya, thay vì rơi vào thế bế tắc trong cuộc chiến, quân của Gaddafi đang nắm giữ vùng vịnh ở phía đông và xung quanh thành phố bị bao vây Misrata, trong khi chiến đấu để kiểm soát phía vùng núi phía Tây.

Trong tình hình dường như khó có bên nào chiếm thế thượng phong, sáng sớm nay 30/4, Gaddafi đã bất ngờ đánh một tín hiệu hòa giải bằng một bài tuyên bố dài tới 80 phút trên truyền hình.

NATO không kích giữa lúc Gaddafi đang kêu gọi ngừng bắn
 Ông Gaddafi xuất hiện trên truyền hình sáng nay

"Libya đã sẵn sàng cho một lệnh ngừng bắn"
- ông Gaddafi tuyên bố - "Chúng tôi là người hoan nghênh lệnh ngừng bắn trước tiên và cũng đã là bên thực hiện lệnh ngừng bắn đầu tiên... thế nhưng "quân thập tự chinh" NATO đã không chịu ngừng các cuộc tấn công của họ.

Chúng tôi không tấn công các anh, không vượt biển, tại sao các anh tấn công chúng tôi? Chúng tôi sẽ đàm phán với các anh, những nước đang tấn công chúng tôi. Cánh cửa hòa bình vẫn đang mở."

Gaddafi phủ nhận việc quân chính phủ tấn công vào thường dân cũng như việc thách thức NATO tìm thấy ông.

NATO không kích giữa lúc Gaddafi đang kêu gọi ngừng bắn
 

Tuy nhiên, ngay trong khi ông đang phát biểu, máy bay chiến đấu NATO đã đánh phá 3 mục tiêu ngay sát tòa nhà truyền hình tại Tripoli - động thái mà đài truyền thông quốc gia cho là cố ý sát hại ông Gaddafi, người đã lãnh đạo Libya trong suốt 41 năm.

Cuộc không kích để lại một hố rộng ngay bên ngoài văn phòng Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nhưng không làm tổn hại đến tòa nhà và phá hỏng 2 văn phòng chính phủ khác nằm trong các tòa nhà xây dựng từ thời thuộc địa. Hiện chưa rõ con số thương vong trong cuộc không kích này.

NATO không kích giữa lúc Gaddafi đang kêu gọi ngừng bắn
 

Đề nghị về một lệnh ngừng bắn trước đó đã bị NATO cự tuyệt với lý do quân chính phủ Libya tiếp tục chiến đấu, và điều này có vẻ như đang được lặp lại khi Gaddafi cho biết ông muốn cả hai bên ngừng chiến đấu cùng lúc, bởi "một lệnh ngừng bắn không thể được thực hiện từ một phía."

Quan trọng hơn, nhà lãnh đạo Libya từ chối rời khỏi đất nước hoặc từ bỏ quyền lực như đòi hỏi của phiến quân, Mỹ cũng như Pháp và Anh - những nước đang dẫn đầu chiến dịch không kích của NATO: "Tôi không rời bỏ đất nước của mình. Không ai có thể buộc tôi phải rời khỏi đất nước của mình và không ai có thể bảo tôi đừng chiến đấu cho đất nước mình."

NATO không kích giữa lúc Gaddafi đang kêu gọi ngừng bắn
 

Không có dấu hiệu nào cho thấy quân đội Gaddafi đang từ bỏ cuộc chiến, họ tuyên bố đã chiếm giữ cảng biển Misrata, đồn tiền tiêu cuối cùng của phiến quân ở phía tây Libya hôm thứ Sáu, tuy NATO cho rằng chưa có bằng chứng về việc này.

Việc chính phủ Libya đe dọa sẽ tấn công bất cứ con tàu nào cập cảng Misrata khả năng sẽ cắt đứt nguồn sống của phiến quân ở thành phố được coi là thành trì nổi dậy ở miền Tây này.
NATO cho biết lực lượng Gaddafi đã đặt mìn và vây hãm trên các tuyến đường cập cảng suốt nhiều tuần, buộc họ phải tạm dừng các chuyến hàng nhân đạo.

"Lực lượng NATO hiện đang tích cực tham gia phá bom mìn để đảm bảo viện trợ tiếp tục thông suốt" - Liên minh cho biết



Số tử vong vì lốc xoáy ở Mỹ lên tới gần 350 người

Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle Obama đi thăm nơi bị bão lốc tàn phá ở Tuscaloosa, Alabama, ngày 29 tháng 4, 2011
Hình: AP

Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle Obama đi thăm nơi bị bão lốc tàn phá ở Tuscaloosa, Alabama, ngày 29 tháng 4, 2011

Giới hữu trách Hoa Kỳ cho biết số tử vong vì bão tố và lốc xoáy trong tuần này đã lên tới ít nhất 350 người.

Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia nói rằng thứ Tư vừa qua là ngày có số tử vong trong một ngày vì lốc xoáy cao hàng thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ. Những trận lốc xoáy ở miền trung năm 1925 giết chết 747 người.

Hôm qua, những người sống sót và những người tình nguyện ở 7 tiểu bang đã tìm người sống sót và những vật dụng cá nhân trong các đống đổ nát.

Tổng thống Barack Obama đã đến xem xét thiệt hại ở tiểu bang Alabama, nơi có ít nhất 254 người bị thiệt mạng và nhiều cộng đồng dân cư bị san thành bình địa. Ông nói rằng ông chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng tàn phá kinh hoàng như vậy và cảm thấy rất đau lòng.

Ông Obama an ủi những người sống sót và nói chuyện với các giới chức địa phương về nỗ lực cứu hộ và dọn dẹp. Ông cam kết sẽ “bảo đảm” là khu vực bị bão tàn phá sẽ “không bị quên lãng.”. Ông nói rằng chính phủ liên bang sẽ cung cấp trợ giúp tới mức tối đa.

Ông cũng gặp gỡ thống đốc Robert Bentley của Alabama và các giới chức khác.

Ý kiến các chuyên gia về chủ quyền Hoàng Sa & Trường Sa

2011-04-27

Các chuyên gia lịch sử nói về những bằng chứng và cơ sở pháp lý chứng tỏ hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

Courtesy Chuquyenbiendao

Hội nghị quốc gia lần thứ 2 về chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông” diễn ta tại Hà Nội tháng 04/2011.

< object id=audioplayer1 data="http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf" width=240 height=25 type=application/x-shockwave-flash>< /object>

Nhân Hội nghị quốc gia lần thứ 2 về chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông” đang diễn ta tại Hà Nội. Đỗ Hiếu hỏi chuyện hai chuyên gia về  lịch sử, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã và đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, về những bằng chứng và cơ sở pháp lý chứng tỏ hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

Văn bản và chính sử

Là một trong số 80 nhà nghiên cứu về lịch sử, biển đảo, luật pháp hàng đầu của Việt Nam tham gia cuộc hội thảo vừa diễn ra hôm thứ ba 26 tháng 4 vừa qua tại Hà Nội, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, tại hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Đại Nam Tự Lục Chí Biên, hoặc sách Pháp chế của Việt Nam có nhiều đoạn nói về điều đó, vua hay triều đình Việt Nam khẳng định là Hoàng Sa nằm trong khu vực của Việt Nam.

TS Nguyễn Nhã

“Việt Nam có những văn bản và chính sử, trong châu bản ngày nay còn tàng trữ, về chính sử thì còn có Đại Nam Tự Lục Chí Biên, hoặc sách Pháp chế của Việt Nam có nhiều đoạn nói về điều đó, vua hay triều đình Việt Nam khẳng định là Hoàng Sa nằm trong khu vực của Việt Nam. Trong tất cả các sách, nhất là Đại Nam Nhất Thống Chí cũng ghi rất rõ là nó nằm trong tỉnh Quảng Ngãi, thuộc xã An Vĩnh. Những bằng chứng mang tính nhà nước đã nói rất nhiều, từ Đội Thủy quân năm 1816, đã ra Hoàng Sa, Trường Sa cắm cột móc, dựng bia chủ quyền. Trong thời gian đó, tài liệu Phương Tây cũng đã có rất nhiều tư liệu ghi nhận điều đó, đặc biệt là  có An Nam Đại Quốc họa đồ xuất bản 1838 của Giám mục Taberd để trong cuốn tư điển La Tinh-An Nam, ghi rất rõ Paracel, “ou” hay là “Cát Vàng”, tức là Hoàng Sa, chứng cứ rất rõ ràng của Phương Tây, từ bản đồ cũng như tư liệu, nói về tọa độ của hai quần đảo đó.”

Từng tham dự nhiều hội nghị quốc tế  tổ chức ở khắp các châu lục về chủ quyền của hai quần đảo này tại Biển Đông, ông Nhã nhấn  mạnh qua câu chuyện với RFA rằng, chủ nghĩa bá quyền nước lớn sẽ không còn cơ sở để tồn tại lâu dài:

001_GR168819-250.jpg
Bản đồ vùng Biển Đông mà nhiều nước đang tranh chấp. AFP PHOTO.
“Thời chiến tranh Việt Nam Cộng Hòa đã quản lý và xác định rõ ràng ở địa phương nào, chính quyền Việt Nam bây giờ, tiếp tục công bố chủ quyền của mình ở các vùng đó. Hiện nay, ở số 132 Yên Bái, Đà Nẵng có trụ sở chính quyền lưu vong của Hoàng Sa, có thể là công ước 1982 sẽ giải quyết được tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Đông Nam Á, theo luận điểm mà các nước ký thì những chỗ nào chồng lấn, mình cùng giải quyết dễ thôi. Trung Quốc, với tham vọng bành trướng của mình, muốn phát triển chủ nghĩa Đại Hán, gần như xem Biển Đông là Nội thủy  của Trung Quốc, mà không có một bằng chứng nào về lịch sử, cũng không có cơ sở nào về luật pháp quốc tế, mà người ta chấp nhận như vậy, theo như tuyên truyền, chỉ nghe tiếng nói của phía Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam bắt đầu có hướng phổ biến về Hoàng Sa, Trường Sa bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, hy vọng là mọi người tiếp cận được. Cái thời “cá lớn nuốt cá bé” , cậy “muốn làm gì thì làm”, cái thời ấy đã qua rồi.”  

Chủ quyền VN không thể chối cãi

Cùng góp ý về chủ quyền của Việt Nam và việc Hà Nội luôn thực thi chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa, đại biểu quốc hội của dơn vị Đồng Nai, đồng thời cũng là một sử gia, ông Dương Trung Quốc phát biểu:

Bên cạnh cái chủ quyền còn có lợi ích chung của cộng đồng, tìm ra giải pháp để từng bước tạo được sự ổn định. Tuy đây là việc rất không đơn giản.

Ô. Dương Trung Quốc

“Tôi không phải là một chuyên gia về lãnh vực này, nhưng với tư cách là một công dân, tôi nghĩ việc đầu tiên là phải coi đấy là một tinh thần nhất quán của chính người Việt Nam đã, cho nên việc giáo dục về lịch sử rồi xây dựng những hệ thống bằng chứng đủ sức thuyết phục để người Việt Nam tìm được sự đồng thuận cao dù mỗi người ở một cương vị , môt vị trí xã hội nào, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài, cũng phải nhất quán cái tinh thần đấy là chủ quyền của Việt Nam. Thế giới ngày càng hội nhập thì có những quy định về cam kết quốc tế, luật quốc tế thì chúng ta phải tuân thủ, nhất là những yếu tố về lịch sử, về chủ quyền. Đó là trách nhiệm của những nhà luật học, trong đó có giới sử học chúng tôi, phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Đứng trước những bằng chứng của người nước ngoài, mình phải có cơ sở không những để khẳng định quan điểm  của mình, mà mình bác bỏ được quan điểm của họ.”

Ông hy vọng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, đặc biệt là đối với Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được giải quyết trong tinh thần hữu nghị, thiện chí và ôn hòa:

“Trên thực tế chúng ta phải nhìn nhận thế giới có một mái nhà chung, có trách nhiệm chung, có lợi ích chung thì cố gắng trên tất cả các phương tiện truyền thông, những khi giao tiếp quốc tế, chúng ta tìm cách thuyết phục để có giải pháp tốt nhất. Bên cạnh cái chủ quyền còn có lợi ích chung của cộng đồng, tìm ra giải pháp để từng bước tạo được sự ổn định. Tuy đây là việc rất không đơn giản, bởi vì quốc gia nào cũng có cách nghĩ của mình, cái lợi ích của mình, nhưng nếu có trách nhiệm chung, rồi từng bước cũng sẽ tìm được môt sự đồng thuận nào đó.”

Qua những cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử vững chắc, chứng tỏ chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, có nhiều ý kiến cũng đặt vấn đề với nhà nước Việt Nam là cần phải nói rõ ràng cho công luận thế giới biết về chủ quyền quốc gia tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách tiếp tục sưu tầm, hoàn chỉnh các tài liệu, dịch sang các ngôn ngữ khác, rồi phổ biến, quảng bá  rộng rãi trên mặt trận thông tin tuyên truyền, hầu thuyết phục và chứng minh cụ thể chủ quyền của mình.

Theo báo chí trong nước thì Việt Nam luôn chủ trương hòa bình tại vùng Biển Đông, trong khi đó Trung Quốc muốn thụ đắc lãnh thổ bằng sự chiếm hữu, vì họ không dựa trên yếu tố lịch sử, luật pháp quốc tế hay quy luật hành xử chung trong khu vực. Các công trình nghiên cứu của Bắc Kinh thường trích dẫn một cách ngắt đoạn đôi khi không đúng ngọn nguồn hoặc hiểu sai về nội dung

Hàng chục ngàn người đến Roma tham dự lễ phong chân phước Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II
Khách hành hương tập hợp trước bức chân dung Giáo Hoàng Jean-Paul II khổng lồ tại quảng trường Thánh Phaolồ, Vatican, 29/4/2911.
Khách hành hương tập hợp trước bức chân dung Giáo Hoàng Jean-Paul II khổng lồ tại quảng trường Thánh Phaolồ, Vatican, 29/4/2911.
REUTERS/Alessia Pierdomenico
Thanh Phương

Hàng chục ngàn khách hành hương hôm nay đã đổ đến thủ đô Roma của Ý để chuẩn bị tham dự lễ phong chân phước cho Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị ngày mai. Theo dự kiến, sẽ có từ 300 ngàn đến 500 ngàn giáo dân dự lễ phong chân phước, được cử hành trên quảng trường Thánh Phêrô.

Nhưng phần lớn sẽ phải theo dõi thánh lễ trên đại lộ Via della Conciliazione dẫn đến Vatican hoặc qua các màn ảnh lớn đặt ở nhiều nơi trong thành phố Roma. Chuẩn bị cho buổi lễ, linh cữu của cố Giáo Hoàng hôm qua đã được đưa ra khỏi hầm mộ của Vatican và được đặt trước mộ vẫn được xem là mộ của Thánh Phêrô, người sáng lập Giáo hội Công Giáo và là người được coi như là vị Giáo Hoàng đầu tiên. Sáng mai, linh cữu của Ngài sẽ được đặt trước bàn thờ chính của Đền thờ Thánh Phêrô.

Vào tối nay, trong một buỗi lễ dự kiến sẽ có hơn 100 ngàn người dự, nữ tu Marie Simon-Pierre sẽ kể về việc bà đã được khỏi bệnh Parkinson vào năm 2005, ngay sau khi Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị qua đời. Phép lạ này được Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 công nhận và là cơ sở để phong chân phước cho Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhiều tín hữu, vốn rất tôn sùng vị Giáo Hoàng đã hiện đại hóa hình ảnh của Giáo hội Công giáo La Mã.

Án phong chân phước cho Cố Giáo Hoàng đã được mở ngay từ tháng 6 năm 2005 và kết thúc vào tháng Giêng năm nay, một khoảng thời gian nhanh kỷ lục trong lịch sử Vatican



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 666 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 652 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 643 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 571 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 537 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 532 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 524 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 511 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 498 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 458 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.