Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 20
 Lượt truy cập: 24897258

 
Văn hóa - Giải trí 01.05.2024 17:53
Khánh Ly vẫn Về nước hát mặc dầu đã bị VC giáo dục trên báo chí
06.08.2014 02:12

Giới bầu sô, các nhà tổ chức chương trình và nghệ sĩ ở hải ngoại đặt cho Khánh Lỵ hai biệt hiệu khá phổ biến “nữ hoàng xù show” và “ca sĩ nâng giá”.

Sự tráo trở của Khánh Ly


khanhly-trinhvinhtrinh-trinhcongsonKhông phải là “Đặc công văn hóa văn nghệ” ở trong nước như lời BĐQ Đỗ Như Quyên cả vú lấp miệng em mà chính sự tráo trở thường xuyên của Khánh Ly đã khiến giới bầu sô, các nhà tổ chức chương trình và nghệ sĩ ở hải ngoại đặt cho Khánh Lỵ hai biệt hiệu khá phổ biến: “Nữ hoàng xù show” và “ca sĩ nâng giá”. Sự ồn ào của dư luận đã dẫn dắt giới truyền thông vào cuộc về vấn đề này.

Nhà báo Nguyễn Văn trong bài viết có tựa đề “Ca sĩ Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan nói chuyện với Viet Weekly” đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến những hành động lật lọng của Khánh Ly trong lĩnh vực ca hát.

Mở đầu bài báo này là những dòng mào đầu: LTS: Trong giới bầu show, nghệ sĩ, từ nhiều năm qua, vẫn có nhiều ý kiến về vấn đề ca sĩ Khánh Ly, mặc dù là tiếng hát hàng đầu tại hải ngoại, nhưng lại bị ‘tật” là hay tăng giá tiền cát-sê vào phút cuối, rồi bỏ show, nếu người bầu show đó không chấp nhân deal mới với người ca sĩ này.

Trong vấn đề này, Viet Weekly đã phóng vấn nhiều ca sĩ, bầu show và cả ca sĩ Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan, chồng chị và cũng là Manager show cho Khánh Ly để rộng đường dư luận. “Suốt bài báo, chỉ toàn những câu hỏi về các vụ đòi nâng giá vào phút chót và xù show của Khánh Ly”.

Cụ thể: Năm 2002, một bà bầu show tên Nga tổ chức show tại Majestic, đã nhờ ông Duy Thanh mời Khánh Ly và Khánh Ly đồng ý với giá lên 3.000 USD. Nhưng 10 ngày trước show diễn Khánh Ly nói với Duy Thanh nâng giá lên 5.000 USD?

Chuyện Khánh Ly bị một bầu show tại châu Âu thả xuống giữa đường vì đòi nâng giá. Trên xe nhiều người năn nỉ nhưng tay bầu show sau khi đã nhận lời mời với Lệ Thu, rồi các show của Dạ Lan, của Tú V.C… đều được hết Nguyễn Hoàng Đoan rồi Khánh Ly trả lời lấp liếm, quanh co. Xin đơn cử nguyên văn một câu hỏi và câu trả lời:

Viet Weekly: Còn việc về anh Trầm Tử Thiêng, nhiều người cho rằng cho đến phút cuối, theo di chúc của anh Trầm Tử Thiêng, gia đình đã không cho chị đến dự đám tang. Dư luận cho rằng, khi còn tại thế, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người đã môi giới chị với một show diễn bên Phi-Luật-Tân (Philippine-người viết) hát cho đồng bào bị nạn nghe…chị đòi giá là $3.000. Mọi người đồng ý, trước vài hôm lên đường, chị đã tăng giá lên $2.000. Trầm Tử Thiêng vì giữ thể diện, nên đã móc túi $2.000 trả cho chị. Sau đó quan hệ hai bên mất vui. Trầm Tử Thiêng không muốn nói chuyện với Khánh Ly nữa. Chị nghĩ sao về vụ việc này?

Khánh Ly: Về việc anh Trầm Tử Thiêng nó không đơn giản như mọi người nghĩ đâu. Tôi sẽ viết lại chuyện đó. Cho tôi không trả lời câu này. Tôi muốn viết chính xác hơn là những điều anh nghe vì có rất nhiều chi tiết trong đó dính líu đến tiền bạc, đến đủ thứ. Như vậy là chuyện di chúc của Trầm Tử Thiêng không cho Khánh Ly đến dự đám tang là có thật, nên Khánh Ly không đả động tới phần này trong phần trả lời. Nếu là chuyện không có, chắc chắn Khánh Ly đã phản ứng và đính chính ngay. Còn như Khánh Ly từ chối trả lời và nói sẽ viết lại sự thật, thì ai sẽ chứng minh sự thật đó, khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã qua đời!

Dĩ nhiên, mỗi con người sống trên đời này đều có quyền phát biểu lập trường và chính kiến của mình. Vấn đề là phải chân thật với lòng mình. Còn như lập lờ, đánh lận con đen, tiền hậu bất nhất chỉ là kể lừa đảo.

 

KHANHLY-TANSONNHAT

 

Những năm tháng định cư tại Hoa Kỳ, Khánh Ly và Nguyễn Hoàng Đoan là một trong những người chống phá cách mạng bằng mồm hung hăng nhất. Nhưng năm 1996, khi về Việt Nam với lý do thăm người thân, có lẽ vì sợ bóng, sợ gió, Khánh Ly đã có nhiều phát biểu hoàn toàn ngược lại.

Bà ta nói: “Tôi rất hối hận, tôi muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường”. Khi được hỏi về động lực khiến Khánh Ly tham gia vào các chương trình ca nhạc mang tính khích động quần chúng của nhóm Hoàng Cơ Minh, bà ta trả lời: “Tôi tham gia vì ham vui, vì có tiền, chứ chẳng bao giờ tin vào Hoàng Cơ Minh cả”. Thế nhưng trở về Mỹ, Khánh Ly lại giở quẻ, tiếp tục tuyên bố hung hăng và tham gia vào các chương trình ca nhạc sặc mùi chống phá nhà nước.

Ngày 4/3/2000, Khánh Ly một mình về Việt Nam lần thứ hai, cũng với mục đích thăm gia đình. Gặp lại những nhà báo từng tiếp xúc với bà con trong lần về trước đây, bà ta lại chữa thẹn: “Dưới sức ép của các phe nhóm phản động, tôi phải hát cho các chương trình của họ. Nếu không sẽ bị coi là không xác định lập trường”.Và Khánh Ly lại hối hận, lại mong bà con thông cảm cho hoàn cảnh.

Về Mỹ, im lặng được một thời gian, ngày 13/1/2004, Khánh Ly lại kêu gọi thành lập hội “Ái hữu ca nhạc” và tẩy chay các nghệ sĩ trong nước sang Mỹ biểu diễn. Cũng trong lần về này, một hôm đến phòng trà Bạch Dương, nhiều người nhận ra Khánh Ly và yêu cầu bà ta hát cho họ nghe vài bài. Ngẫu hứng, Khánh Ly bước lên sân khấu và hát liền 3 bài.

Một bầu show có mặt tại phòng trà Bạch Dương đã hỏi Khánh Ly: “Mai mốt mời chị về hát, chị có ok không?” Như một quán tính, Khánh Ly nói ngay: “Mời tôi về trả cát-sê bao nhiêu?” Bầu show đáp: “Mỗi bài 2 triệu”.

Bất cứ ai, và ngay cả Khánh Ly cũng thừa hiểu 2 triệu tiền Việt Nam… Vậy mà khi về lại Mỹ, hết Khánh Ly, rồi Nguyễn Hoàng Đoan lại cường điệu với nhiều người: “Việt Nam trả 2 triệu USD tiền cát-sê để mời Khánh Ly về hát, nhưng chắc không có chuyện đó đối với tôi”. Chẳng ai lạ gì với tính cách lật lọng của Khánh Ly.

Trước đây, khi thấy thị trường ca nhạc trong nước còn èo uột, bà ta từng tuyên bố sặc mùi phản động: “Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi”. Nhưng mới đây, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC, Khánh Ly bộc bạch: “Về Việt Nam vẫn nằm trong mơ ước của tôi”.

Bà ta nửa úp nửa mở nói tiếp: “Hiện tôi chưa có ý định di chuyển hay thực hiện một chương trình nào đó ở xa, nên tôi cũng chưa nghĩ đến việc liệu việc về Việt Nam có khó khăn với tôi hay không. Nhưng tôi tin chắc là tôi xin phép về Việt Nam như mọi người khác để về thăm, chắc không có vấn đề gì”. Chẳng biết do suy nghĩ chủ quan, hay được gởi gắm tâm sự. Ca sĩ Thanh Tuyền nói: “Khánh Ly đã 67 tuổi rồi. Cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương mình. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”.

Tôi nghĩ, chuyện Khánh Ly muốn về Việt Nam hát trong thời điểm này, chắc chẳng có gì trở ngại. Chỉ mong, lần này bà ta không lật lọng và ăn nói tiền hậu bất nhất, cuối cùng bài viết này, tôi muốn nói, dù ở đâu trên trái đất này, cái hay cần phải được ca ngợi, cái thiện phải được xiển dương và cái ác càng cần thiết được phê phán.

Hãy sòng phẳng như trường hợp của tay đấm lừng danh Mike Tyson, huyền thoại bóng đá Maradona và vua nhạc rock Michael Jackson. Mỗi người một lĩnh vực, nhưng họ đều là những siêu sao của thế giới. Vậy mà bên cạnh tài năng, những cái xấu của họ trong cuộc sống, cũng bị đem ra mổ xẻ một cách rạch ròi, không thương tiếc, mà chẳng thấy ai nói là bươi móc đời tư hết cả. Bởi đó là sự thật.

THEO GIÁO DỤC & THÔNG TẤN XÃ VN (2012)

Show Khánh Ly bị ế vé là chuyện bình thường

Giá vé đắt lòi ra, vé VIP 5 trieu/cặp. Với lại Khánh Ly giờ 70 tuổi rồi, hát đâu còn được như xưa, thiên hạ người muốn tưởng nhớ Trịnh Công Sơn thì nhiều nhưng họ thừa biết rằng kiểu gì đi nghe mà chẳng ngồi ngáp chảy nước mắt mất. Nếu nhớ không nhầm thì đợt tháng 5 đã có liveshow Khánh Ly rồi, mới đó mà giờ diễn tiếp, chả ai bỏ nhiều tiền trong 1 thơi gian ngắn để ôn kỉ niệm như vậy đâu. Nói chung là BTC đã không tính toán kĩ dẫn đến chuyện ế vé. 

Trước phần phát biểu của Giám đốc VCPMC, đại diện Ban tổ chức cũng chia sẻ những khó khăn của mình như sau:

'Khi đầu tư chương trình Khánh Ly, chúng tôi không thể đầu tư như chương trình bình thường mà phải đầu tư rất nhiều. Tuy nhiên với tình hình bây giờ mới chỉ bán được 30% vé thôi nên Ban tổ chức bị lỗ. 


Những khoảnh khắc đẹp trong show tối qua:



[IMG]

[IMG]

ì căng đan trước show Khánh Ly

-Chỉ ít giờ trước liveshow Khánh Ly nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết sẽ đến tận nơi tổ chức show để đòi tiền tác quyền.


Chia sẻ với VietNamNet, nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết ngay khi có thông tin về liveshow của Khánh Ly tại Hà Nội, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (VCPMC) đã nhiều lần gửi văn bản, điện thoại đến BTC để yêu cầu thực thi quyền tác giả nhưng không nhận được phản hồi.

"Ngày hôm qua dưới sự giúp đỡ của thanh tra Bộ VHTTDL, thanh tra Sở VH-TT-DL, BTC liveshow Khánh Ly mới chịu làm việc với chúng tôi. Trong buổi làm việc họ cho biết chương trình không bán được vé và chỉ đồng ý mức giá 1,5 triệu/ca khúc mà không đồng ý với cách tính của VCPMC đã công khai trên website bấy lâu nay.

Khánh Ly, Phó Đức Phương, Trịnh Công Sơn,
Nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Cách tính của VCPMC dựa vào các quy định hiện hành. Thông tư của Bộ Văn hóa quy định rằng những người tổ chức biểu diễn âm nhạc phải trích từ 15-21% doanh thu trả cho tác giả trong chương trình. Vì có nhiều tác giả trong một chương trình: tác giả bài hát, tác giả dàn dựng, phối khí, kịch bản, biên đạo múa... nên chúng tôi chỉ nhận khiêm tốn là 5% doanh thu cho tác giả ca khúc. Thêm nữa, như ở TP.HCM, chúng tôi chỉ tính doanh thu ở mức bán được 75% số ghế, Hà Nội còn thấp hơn là 65%. Riêng chương trình Khánh Ly, vì ban tổ chức than thở là vé ế nhiều nên chúng tôi thông cảm chỉ thu tiền tác quyền 5% của doanh thu của 50% số ghế trong rạp. Đây là cách tính dựa vào giá vé và số ghế bán được cho khán giả, gọi là "trả nhuận bút cho tác giả theo doanh thu".

Thậm chí chúng tôi có đề xuất là sau khi chương trình diễn ra sẽ cùng họ kiểm tra số vé bán được bao nhiêu, rồi từ đó tính toán số tiền phải trả bản quyền nhưng họ không đồng ý. Tôi cho rằng đây là việc làm cố tình trốn tránh luật pháp. Không có chuyện người mua tự áp giá cho người bán được", ông Phương nói.

Cũng theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ủy quyền cho VCPMC thu bản quyền các tác phẩm âm nhạc. Theo đó, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái Trịnh Công Sơn đồng ý để VCPMC tính theo biểu giá thu cho mỗi tác phẩm âm nhạc giống như từ trước đến nay.

Nếu họ (hai bên đồng tổ chức show Khánh Ly là Nhà hát Nghệ thuật đương đại VN và công ty Đồng Dao) vẫn chây ì thì tôi sẽ làm cho ra lẽ. 19 giờ tối nay tôi sẽ có mặt tại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia để hỏi lại họ có chịu trả tiền tác quyền hay không?

Chúng tôi muốn họ cùng thỏa thuận về việc trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc trên văn bản chính thức giấy trắng mực đen. Còn nếu họ cố tình lờ sự việc này đi thì chúng tôi sẽ đứng đó bày tỏ thái độ phản đối đến cùng để các khán giả đi xem chương trình biết được sự việc. " - nhạc sĩ Phó Đức Phương bày tỏ.

Khánh Ly, Phó Đức Phương, Trịnh Công Sơn,
Ca sĩ Khánh Ly.


Là một trong 2 đơn vị đồng tổ chức liveshow Khánh Ly tối 2/8 tại Hà Nội, NSND Trần Bình, Giám đốc nhà hát Nghệ thuật đương đại cho biết nhà hát của ông không phụ trách bản quyền mà chịu trách nhiệm nội dung chương trình. Tuy nhiên, vì là người cùng đồng hành nên ông cũng có những bức xúc muốn bày tỏ xung quanh việc VCPMC đòi tiền tác quyền quá vô lý.

"Bây giờ các chương trình ca nhạc khó khăn kinh khủng. Khánh Ly mới về nước biểu diễn tháng 5 giờ là tháng 8 quá gần nhau, mọi người đều biết thành phố Hà Nội có quy định là từ nay cho đến hết năm không cho treo băng rôn quảng cáo nên vé ế nhiều.

Xưa nay khi Nhà hát của tôi biểu diễn, với bài hát của Phạm Duy chúng tôi trả trực tiếp 1 triệu/bài cho gia đình nhạc sĩ. Hay các bài hát của Trịnh Công Sơn chúng tôi trả trực tiếp 1,5 triệu/bài cho đại diện gia đình là ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh.

Việc VCPMC của ông Phó Đức Phương đòi quyền tác giả tính tính theo kiểu phần trăm là quá vô lý. Ví như show Khánh Ly tối nay, họ đòi 268 triệu tiền tác quyền cho 20 bài, suy ra mười mấy triệu một bài. Tôi thấy như vậy là quá cao và vô lý" - NSND Trần Bình bức xúc.

Cũng theo nguồn tin từ NSND Trần Bình, Chính Phủ quy định là luật dân sự phải thỏa thuận chứ không phải là áp đặt, thu tùy tiện. Tất cả các hồ sơ giấy phép về luật pháp, luật bản quyền là thỏa thuận. Còn đơn vị không nộp là đưa nhau ra tòa. Về phía cơ quan cấp phép cứ đủ hồ sơ thì vẫn cấp phép biểu diễn.

"Theo tôi được biết thì Công ty Đồng Dao - đơn vị lo khâu giấy phép tổ chức biểu diễn liveshow Khánh Ly tối nay đã lên Sở VH-TT-DL viết cam kết về việc sẽ trả tiền tác quyền cho tác giả sau khi show diễn ra. Và giá họ đưa ra là 1,5 triệu /bài như mọi lần" - NSND Trần Bình tiết lộ.

Liveshow Khánh Ly tại Hà Nội bị ế vé, lỗ nặng?

)

(GDVN) - Trước giờ diễn ra liveshow Khánh Ly khoảng 30 phút, Ban tổ chức cho biết, mới chỉ bán được 30% vé thôi nên Ban tổ chức bị lỗ.

Như tin đã đưa trước đó, vào chiều 2/8, phía Trung tâm bản quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã 'tố' liveshow của ca sĩ Khánh Ly mặc cả tiền bản quyền và không chịu nộp tiền bản quyền theo qui định pháp luật.

Khánh Ly tại buổi họp báo ở Hà Nội hôm 31/7

Ông Phó Đức Phương -  Giám đốc VCPMC còn mạnh mẽ tuyên bố sẽ đến 'biểu tình' chương trình để Ban tổ chức phải chấp hành theo qui định.

 

Liveshow Khánh Ly diễn ra tối nay sẽ bị kiểm tra và xử lý 

(GDVN) - Chỉ còn ít giờ nữa liveshow Khánh Ly sẽ diễn ra tại Hà Nội, nhưng theo Trung tâm bản quyền cho biết thì đơn vị tổ chức vẫn chưa trả tiền tác quyền.

Giữ đúng lời hứa, vào 19h tối qua (2/8), nhạc sĩ Phó Đức Phương và một số cán bộ của VCPMC đã có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia để giải quyết các vấn đề về tác quyền.

 

Một cuộc họp cấp tốc giữa Ban tổ chức 'Khánh Ly in Hà Nội' với các cán bộ VCPMC được diễn ra trước giờ biểu diễn liveshow khoảng 30 phút, nhạc sĩ Phó Đức Phương trình bày:

'Chúng tôi không hài lòng về thái độ của ban tổ chức nên chúng tôi buộc phải có một thái độ mạnh mẽ và nghiêm túc bởi chúng tôi quán triệt tinh thần của đất nước về luật pháp. Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ, chỉ thị 36 có yêu cầu tất cả các bộ, ban ngành... phải nghiêm túc và làm quyết liệt, làm thường xuyên, đột xuất và phối hợp chặt chẽ để thực thi nghiêm túc quyền tác giả.

Nghị quyết của Trung ương vừa rồi cũng tỏ thái độ vô cùng mạnh mẽ là phải bảo vệ quyền tác giả, trên hết luật pháp ghi rõ, trong bộ luật dân sự ghi rõ, sử dụng tác phẩm của tác giả thì phải xin phép.

Chúng tôi không chỉ đại diện cho tác giả 3 miền đất nước mà chúng tôi còn đại diện cho hàng triệu tác giả thế giới. Chúng tôi đã kí kết với 55 tổ chức bảo vệ trên thế giới và chúng tôi tình nguyện sẵn sàng làm mọi việc tối đa trong sức của mình để ngăn chặn những tình trạng vi phạm luật pháp.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương

Chúng tôi đến đây định nói với khán thính giả và nói với ban tổ chức là chúng tôi ngăn chặn một hoạt động xâm hại luật pháp. Bởi đến giờ (khoảng 19h50p tối 2/8 - PV), chúng tôi chưa nhận được bất cứ một động thái nào từ ban tổ chức. Việc bảo vệ lợi ích tác giả và các nhạc sĩ cũng xứng đáng để chúng tôi 'khổ hạnh trầm luân' rồi, huống hồ chúng tôi không chỉ vì các nhạc sĩ mà chúng tôi còn vì đất nước này, nên chúng tôi sẵn sàng có thể chết cũng được'.

 

Chồng Khánh Ly: 'Lấy Khánh Ly, tôi coi như mình là người đã chết'

Chồng Khánh Ly: 'Lấy Khánh Ly, tôi coi như mình là người đã chết'

(GDVN) - "Lấy Khánh Ly, tôi coi như mình là người đã chết rồi" - chồng nữ danh ca Khánh Ly chia sẻ.

Ông Phó Đức Phương cho biết thêm, theo qui định của nhà nước, các đơn vị tổ chức biểu diễn sẽ trích từ 15-21% doanh thu đêm diễn để trả cho các tác giả của đêm diễn chương trình ca nhạc. Trong 21% đó thì bao gồm các tác giả về biên kịch, phối khí, nhạc sĩ...tuy nhiên với liveshow Khánh Ly, phần tác giả chỉ chiếm khoảng 5% nhưng theo ông Phó Đức Phương, đó chỉ là tính toán khiêm nhường của VCPMC dành cho liveshow này. Ông Phó Đức Phương cho rằng, nếu đáo để, ráo riết và công bằng trong cái 21% đó thì phí bản quyền sẽ không chỉ dừng lại ở con số 5%.

 

Trước phần phát biểu của Giám đốc VCPMC, đại diện Ban tổ chức cũng chia sẻ những khó khăn của mình như sau:

'Khi đầu tư chương trình Khánh Ly, chúng tôi không thể đầu tư như chương trình bình thường mà phải đầu tư rất nhiều. Tuy nhiên với tình hình bây giờ mới chỉ bán được 30% vé thôi nên Ban tổ chức bị lỗ.

Nếu nói lỗ nhiều quá mà không đóng tiền tác quyền là không đúng nhưng bên nhà đầu tư muốn Trung tâm tác quyền chia sẻ thêm và giúp nhà đầu tư để lần sau họ có thể thu được vốn và đầu tư tiếp vào các show sau nữa. Vì như thế thì mình mới đóng hoài được'.

Sau lời chia sẻ của Ban tổ chức, hai bên đã thỏa thuận mức đóng phí tác quyền cho liveshow 'Khánh Ly in Hà Nội' là vào khoảng 170 triệu đồng.

Nguyên nhân khiến đêm diễn của Khánh Ly ế vé

Thứ ba, 05/08/2014 13:16

Nếu suy xét kỹ, liveshow tối 2/8 của nữ danh ca vắng khách không phải là điều khó hiểu.

Liveshow 'Khánh Ly in Hà Nội' diễn ra tối 2/8 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội vắng vẻ hơn nhiều so với kỳ vọng.

Ban tổ chức (BTC) cho biết họ phát hành hơn 3.500 vé nhưng đến trước đêm nhạc một ngày, lượng vé tiêu thụ được chỉ khoảng 30%, trong đó có một phần là vé tặng.

Dù đã hoãn show 30 phút so với dự kiến, khán phòng hơn 3.800 chỗ ngồi vẫn chỉ có non nửa số ghế được lấp đầy.

Sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở đêm diễn lần hai vắng hơn so với lần một

Có nhiều nguyên nhân đằng sau việc này nhưng quan trọng nhất là sự thiếu hợp lý trong việc lựa chọn địa điểm và thời gian tổ chức.

Cả hai lần trở về Việt Nam, Khánh Ly đều hát ở Hà Nội.

Người hâm mộ đã phải chờ gần 40 năm để nghe 'nữ hoàng chân đất' hát trên quê nhà nên tất cả sự háo hức, mong đợi đã được họ mang đến trong đêm nhạc đầu tiên.

Buổi diễn thứ hai của nữ danh ca không còn có được sự mong chờ này.

Hơn nữa, chương trình diễn ra chỉ 3 tháng sau show đầu tiên - một khoảng thời gian không đủ dài để kéo khán giả trở lại với Khánh Ly.

Một nguyên nhân nữa, theo BTC, là đêm diễn lần này không được quảng bá tốt như lần thứ nhất.

Sau cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm, Sở VH - TT - DL Hà Nội siết chặt quy định về việc treo phướn, băng rôn nhằm chấn chỉnh tình trạng 'loạn' quảng cáo, gây mất mỹ quan đô thị.

'Điều này khiến cho nhiều người không nắm được thông tin về show', ông Cao Trung Hiếu, đại diện BTC chia sẻ.

Lý do thứ ba không kém phần quan trọng là giá vé.

Những đêm diễn tại Hà Nội gần đây, giá vé cao nhất vào khoảng 4 - 5 triệu đồng/cặp, trong khi giá vé cao nhất show 'Khánh Ly in Hà Nội' là từ 7 - 8 triệu đồng/cặp - ngang ngửa lần tổ chức đầu tiên.

Đây là số tiền không nhỏ với công chúng nói chung, đặc biệt là với những ai từng chi tiền để thưởng thức đêm nhạc trước đó của nữ danh ca.

Một nhà tổ chức cho biết: 'Với giá vé như vậy trong đầu tháng 8, thời điểm nhiều show được tổ chức tại Hà Nội, khán giả có nhiều lựa chọn hơn thay vì bỏ ra một số tiền quá lớn để đi xem lại show của Khánh Ly'.

Dù vậy, BTC khẳng định không vì tình trạng vắng khán giả ở Hà Nội mà ê kíp nản lòng trong việc tiếp tục thực hiện chương trình của Khánh Ly.

Trong một lần phỏng vấn, 'nữ hoàng chân đất' hé lộ bà mong được về hát tại TP HCM hoặc Đà Lạt.

Nhưng với một nghệ sĩ, hoạt động của họ còn tùy thuộc sự sắp xếp và chiến lược kinh doanh của nhà sản xuất, đơn vị tổ chức chương trình.


Show Khánh Ly “trốn” trả tiền tác quyền vì lỗ nặng?

19:47 - 05/08/2014

(PL&XH) - Nhạc sỹ Phó Đức Phương, GĐ Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tuyên bố BTC show Khánh Ly chưa đóng phí tác quyền âm nhạc theo đúng quy định nên nếu sát giờ diễn, BTC vẫn chưa có động thái gì, ông sẽ lên sân khấu để yêu cầu họ làm tròn nghĩa vụ.

 

Theo nhạc sỹ Phó Đức Phương, cách đây nửa tháng, Trung tâm đã gửi công văn về việc đóng tiền tác quyền tới BTC show Khánh Ly nhưng không có phản hồi. Sau đó, qua điện thoại, Trung tâm vẫn không nhận được hồi đáp của BTC. Tới ngày đầu tiên của tháng 8, phải nhờ tới sự can thiệp của Thanh tra Bộ VH-TT&DL, BTC mới hứa với phía Trung tâm sẽ có câu trả lời sớm nhất. Tuy nhiên, show diễn vào ngày 2-8, trong khi BTC thì liên tục xin khất.


Tại cuộc làm việc giữa hai bên ngay trước giờ đêm diễn bắt đầu, phía BTC là Cty TNHH giải trí Đồng Dao và Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam cho hay, vé của show Khánh Ly chỉ bán được 30% trong số 3.500 vé đã in ra (họ mang cả va li vé thừa ra nhưng phía nhạc sỹ Phó Đức Phương từ chối xem), vì vậy phía BTC cũng cho hay họ chưa có ngay tiền mặt để đóng tiền tác quyền. Sau cuộc gặp kín, hai bên đã ký thỏa thuận, sau chương trình sẽ làm việc và hoàn thành nốt các nghĩa vụ.
Lí do của việc chậm trễ này, có lẽ do phía BTC cho rằng, phía Trung tâm hét giá tác quyền quá cao. Bởi theo cách tính của phía Trung tâm - nhạc sỹ Phó Đức Phương phân tích,  theo qui định của Nhà nước, các đơn vị tổ chức biểu diễn sẽ trích từ 15-21% doanh thu đêm diễn để trả cho các tác giả của đêm diễn chương trình ca nhạc. Trong 21% đó thì bao gồm các tác giả về biên kịch, phối khí, nhạc sĩ...tuy nhiên với liveshow Khánh Ly, phần tác giả chỉ chiếm khoảng 5% nhưng theo ông Phó Đức Phương, đó chỉ là tính toán khiêm nhường của Trung tâm dành cho liveshow này.

Vì “ế” vé, show diễn của ca sỹ Khánh Ly gặp khó khăn khi trả tiền tác quyền.    Ảnh: TL


Ông Phó Đức Phương cho rằng, nếu đáo để, ráo riết và công bằng trong cái 21% đó thì phí bản quyền sẽ không chỉ dừng lại ở con số 5%. Về cách tính phần trăm doanh thu, nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết, ở Hà Nội, Trung tâm chỉ tính 65% doanh thu, riêng show Khánh Ly vì phía BTC thông tin là ế vé nên Trung tâm thông cảm giảm xuống chỉ thu 5% tiền tác quyền của doanh thu 50% số ghế trong rạp. Đến sát giờ diễn, Trung tâm lại tiếp tục giảm xuống chỉ tính 5% của 40% doanh thu theo công thức: 5% x 40% số vé x 2,4 triệu đồng tiền vé trung bình. Cũng theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ủy quyền cho Trung tâm thu bản quyền các tác phẩm âm nhạc. Cụ thể, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đồng ý để Trung tâm tính theo biểu giá thu cho mỗi tác phẩm âm nhạc giống như từ trước đến nay Trung tâm vẫn làm.


Nhưng ban đầu, phía BTC không đồng ý với cách tính của Trung tâm và chỉ đồng ý trả mức giá 1,5 triệu đồng/ca khúc. Việc Trung tâm của nhạc sỹ Phó Đức Phương đòi quyền tác giả tính theo kiểu phần trăm là quá vô lý. Show Khánh Ly, Trung tâm đòi 268 triệu tiền tác quyền cho 20 bài, suy ra mười mấy triệu một bài là quá vô lý.


Đến khi, phía nhạc sỹ Phó Đức Phương tuyên bố sẽ lên sân khấu “biểu tình” thì hai bên mới có thể ngồi lại với nhau để bàn bạc. Nói về cái khó của mình, BTC show Khánh Ly cho hay, họ đã tốn khá nhiều chi phí để đầu tư chương trình, tuy nhiên đến sát giờ diễn vé mới chỉ bán được 30%. Không phải vì lỗ nhiều quá mà không đóng tiền tác quyền nhưng phía BTC muốn phía Trung tâm chia sẻ khó khăn để phía BTC có thể thu hồi vốn để có lực làm các chương trình sau này.


Được biết, cuối cùng hai bên đã thỏa thuận được mức phí đóng tác quyền của show Khánh Ly ở Hà Nội là 170 triệu đồng.


Cũng theo nhà tổ chức show diễn, bây giờ các chương trình ca nhạc khó khăn, Khánh Ly mới về nước biểu diễn hồi tháng 5, giờ tháng 8 lại về, thời gian quá gần nhau nên “ế” nhiều vé.


Tiếc cho một chương trình nghệ thuật chất lượng, sự trở về của giọng ca nổi tiếng gặp nhiều điều không suôn sẻ. Với phía BTC, khi đầu tư một chương trình nghệ thuật hay bất cứ kinh doanh cái gì, cái câu lời ăn, lỗ chịu vốn đã tồn tại từ xưa đến nay, ca khúc là chất xám, là công sức của nhạc sỹ thì việc họ được trả xứng đáng là điều đương nhiên. Không thể tiếp diễn mãi tình trạng, ca sỹ nhận cát-sê khủng, show bán vé đắt nhưng nhạc sỹ lại được trả bèo. Tuy nhiên, cái cách ứng xử khi đi đòi tiền tác quyền của phía Trung tâm tác quyền cũng nhiều điều đáng bàn. Thực hiện tác quyền vốn được pháp luật quy định là một thỏa thuận dân sự. Nơi kiện tụng, tranh luận nhau là ở tòa án, chứ không phải là sân khấu biểu diễn bắt khán giả phải xem (nếu có xảy ra thật).

Thái Phương

Nghe Khánh Ly hát ở Hà Nội: Rượu tăng men, tương chín ngấu...

Khán giả chỉ kín được 1/3 rạp, sát đêm diễn trời đổ mưa tầm tã, lùm sùm tiền tác quyền vào sát giờ mở màn... khiến cho chuyến trở lại Hà Nội lần này của ca sĩ Khánh Ly có rất nhiều trắc trở. Nhưng vượt lên tất cả, bà vẫn tỏa sáng với bản lĩnh của một nghệ sĩ lớn.



Khánh Ly không gặp may

Cũng giống như trường hợp của ca sĩ Bằng Kiều vào năm 2013, liveshow đầu tiên thị trường Hà Nội cháy vé, phe vé tha hồ quát giá, tuy nhiên, đến show thứ hai thì vé bán chậm thê thảm, và nhà tổ chức đã phải mang vé đi tặng để có một khán phòng 3.500 chỗ đông đúc, ấm áp.

Cái tâm lý “cả thèm chóng chán” của khán giả Hà Nội tiếp tục lặp lại với hai liveshow của ca sĩ Khánh Ly lần này.

Sau liveshow vào tháng 5 khiến khán giả Hà Nội sôi sùng sục đi lùng vé, show diễn ngày 2.8 vừa qua, nhà tổ chức là Công ty Đồng Dao chỉ bán được 1/3 số vé.

Sát giờ diễn, giới phe vé trước cửa Trung tâm Hội nghị quốc gia hạ giá vé xuống khoảng 50%, ví dụ một tấm vé có giá 1.800.000 đồng chỉ còn từ 900.000- 1.000.000 đồng mà vẫn không có người mua.

Chia sẻ
Khánh Ly • Ca sỹ
 Sát giờ diễn thì trời đổ mưa, nhưng đó là tại ông Trời, chứ có phải lỗi của chúng tôi đâu... 
Sự ế vé còn do đêm diễn không được treo băng rôn quảng cáo theo quy định chung của TP.Hà Nội, thành thử rất ít người biết đến đêm diễn thứ 2 này của ca sĩ Khánh Ly.

Và thêm nữa, trời đổ mưa tầm tã ngay trước giờ diễn 1 tiếng, khiến cho người đến show diễn đã vắng lại càng thưa thớt.

Cánh báo chí thì hồi hộp không biết nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc có “xông lên sân khấu để đòi tiền tác quyền” như ông “đe dọa” trước đó vì nhà tổ chức chưa thực hiện nghĩa vụ tác quyền với các tác giả. Sự xuất hiện của ông ở đêm diễn từ sớm càng làm cho mối lo đó có khả năng thành hiện thực.

Trước cả 3 yếu tố “thiên” không “thời”, “địa” không “lợi”, “nhân” không “hòa” đó, Khánh Ly vẫn phải xuất hiện, dù cố đến mấy cũng không che giấu nổi tâm trạng khá nặng nề ở phần đầu chương trình.

Bà vẫn tự làm MC cho mình như trong show diễn trước, vẫn lịch thiệp nói lời cảm ơn Hà Nội trước tiên, nhưng với một nghệ sĩ danh tiếng như bà, đứng hát trước rất nhiều những mảng ghế trống trơn trong khán phòng, quả thực cũng là một đòn “cân não” về cảm xúc.

Khánh Ly nói rất thành thực: “Sát giờ diễn thì trời đổ mưa, nhưng đó là tại ông Trời, chứ có phải lỗi của chúng tôi đâu, vì vậy sự có mặt của quý vị đội mưa đi xem đêm nay là một kỷ niệm đặc biệt với tôi”.

Ca sỹ Khánh Ly trong vòng vây người hâm mộ. Ảnh: Tiền Phong.

Đóa hoa thượng thọ

So với tuổi 70, những gì Khánh Ly còn giữ lại được cho đến hôm nay quả là một kỳ tích của tạo hóa.

Độ trong trẻo (ít ỏi trong giọng hát trầm đục của bà) ở thời kỳ rực rỡ khi thu cuốn băng “Sơn ca 7” không còn, nhưng độ rền, vang, dày, trường lực thì vẫn đẹp đẽ như thế. Cái chất “thổ” trong giọng ca Khánh Ly khi bà càng có tuổi lại càng đậm đà, và thời gian chỉ có tác động như một nhân tố để làm cho một trái chín ngọt thêm, một bình rượu tăng men, một lọ tương càng ngấu.

Khán giả nghe bà cất giọng ở những ca khúc quen thuộc như “Hạ trắng”, “Như cánh vạc bay”, “Bên đời hiu quạnh”, “Mưa hồng”, “Nhìn những mùa thu đi”… vẫn ào lên vỗ tay và xuýt xoa “Tuyệt vời”, “Hát thế mới là Khánh Ly chứ”.

Chen giữa những tiết mục trình diễn vẫn là những phần tâm sự, giãi bày rất thành thực và nhiều chiêm nghiệm của một nghệ sĩ lớn. Khánh Ly nói nhiều về những kỷ niệm với Trịnh Công Sơn, và những điều hối tiếc bà chưa kịp làm với các nhạc sĩ đã ra đi.

Khi hát “Tình lỡ” của nhạc sĩ Thanh Bình- người vừa qua đời cách đây một vài tháng, bà đã khóc. Và đặc biệt trong phần trình diễn ca khúc “Diễm xưa” với tiếng đệm đàn piano của Nguyễn Ánh 9, tiếng hát của bà và tiếng đàn đã hòa quyện, bay lên, khiến khán phòng vỡ òa tràng pháo tay kéo dài.

Khánh Ly nói bà không yêu hoa quỳnh như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vì đời hoa quá ngắn, bà sợ nhìn thấy những bông hoa khi nó tàn, cũng giống như nhan sắc của người phụ nữ vậy, rực rỡ bao nhiêu rồi cũng đến lúc phải héo úa, thế nên giờ bà rất sợ soi gương. Nhưng rồi khoảnh khắc buồn ấy nhanh chóng trôi qua, bà lại đùa vui ngay: “Tôi năm nay 70 rồi, tức là có thể tính là đã thượng thọ ngay trên sân khấu này”.

Cùng với các khách mời Lệ Thu, Khánh Hà, Quang Dũng, show diễn của Khánh Ly với bản lĩnh của người nghệ sĩ lớn đã đem đến cho khán giả Hà Nội một đêm âm nhạc ngập tràn cảm xúc.

Cuối cùng nhạc sĩ Phó Đức Phương đã không “xông lên” sân khấu vì chuyện tác quyền cuối cùng đã được nhà tổ chức thỏa thuận xong xuôi với trung tâm trước giờ mở màn.

Hình ảnh đẹp nhất của đêm diễn còn đọng lại là Khánh Ly trong tà áo dài màu hoàng yến, ôm bó hoa sen trắng vừa hát “Như một lời chia tay” vừa đi xuống tặng hoa cho các khán giả yêu quý của bà. Một hành động văn hóa khiến người xem cảm động, xưa nay thường chỉ có khán giả yêu quý tặng hoa cho nghệ sĩ, nhưng bà, một nghệ sĩ lớn, đã mở bó hoa của mình ra, đem cái đẹp ấy san sẻ với từng người. Và mọi điều không vui đến với bà trước khi đêm diễn mở màn, đã được gió cuốn đi hết thảy.

“Đóa hoa vàng, mỏng manh cuối trời, như một lời chia tay”. Khánh Ly trong tà áo dài màu vàng, với một giọng hát nồng nàn phi thường ở tuổi 70 như một đóa hoa mỏng manh nhưng diễm lệ. Tiếng hát ấy, như cái đẹp mà bà mang đến cho cuộc đời, sẽ là điều còn đọng lại mãi mãi. 

Đà Nẵng yêu cầu show Khánh Ly nộp tác quyền

TP Đà Nẵng yêu cầu đơn vị tổ chức show Khánh Ly phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp luật tác quyền âm nhạc trước khi đêm nhạc này được diễn tại đây vào ngày 8/8.

Vào trưa ngày 4/8, nhạc sỹ Phó Đức Phương đã lên tiếng về những vấn đề liên quan tới việc thực hiện hiện tác quyền âm nhạc trong live - concert Khánh Ly.

 

Nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết: Vào ngày 17/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) do nhạc sỹ Phó Đức Phương làm giám đốc đã có công văn gửi Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện quyền tác giả đối với các bài hát được sử dụng trong "Live concert - Khánh Ly" sẽ diễn ra tại Đà Nẵng ngày 8/8.

 

Ngày 30/7, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã ra công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Đà Nẵng. Công văn nêu rõ: "Yêu cầu đơn vị tổ chức "Live concert - Khánh Ly" liên hệ văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại TP Đà Nẵng để thực hiện nghĩa vụ pháp luật quyền tác giả âm nhạc cho các bài hát được sử dụng trong chương trình trên".

Đại diện BTC show Khánh Ly cho hay, họ sẽ thực hiện nghĩa việc nộp tiền tác quyền âm nhạc đầy đủ cho VCPMC.

 

Khánh ly, show khánh ly, đà nẵng, tác quyền âm nhạc, nhạc sĩ, phó đức phương, đồng giao

Công văn của UBND Thành phố Đà Nẵng gửi VCPMC (nhạc sỹ Phó Đức Phương cung cấp).

 

Trước đó, khi show Khánh Ly được tổ chức tại Hà Nội đã vướng phải lùm xùm khi Nhạc sỹ Phó Đức Phương tuyên bố 2 đơn vị đứng ra tổ chức show Khánh Ly tại Hà Nội là công ty TNHH Giải trí Đồng Dao và Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam đã không thực hiện đầy đủ việc nộp tiền tác quyền. Nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết: "Mặc dù trước khi đêm nhạc diễn ra, VCPMC đã nhiều lần gửi công văn, thậm chí là gọi điện trực tiếp cho 2 đơn vị trên để yêu cầu thực hiện việc nộp tiền tác quyền theo đúng pháp luật. Tuy nhiên, họ đã có biểu hiện trốn tránh".

 

Khoảng một vài tiếng trước khi show Khánh Ly diễn ra, nhạc sỹ Phó Đức Phương và các đồng nghiệp của mình đã phải có mặt tại nơi biểu diễn. Đại diện công ty TNHH Giải trí Đồng Dao đã mời họ vào làm việc.

 

Theo chia sẻ của nhạc sỹ Phó Đức Phương, kết quả của buổi làm việc này là đơn vị tổ chức show Khánh Ly sẽ nộp số tiền tác quyền là 175 triệu. Đơn vị này cũng cam kết tới 2h chiều ngày 4/8, họ sẽ tới nộp đầy đủ số tiền trên cho VCPMC.

 

Khánh ly, show khánh ly, đà nẵng, tác quyền âm nhạc, nhạc sĩ, phó đức phương, đồng giao

Nhạc sỹ Phó Đức Phương nói rõ về việc thu tiền tác quyền trong show Khánh Ly.

 

Nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết: Theo nghị định 61 của chính phủ, các đơn vị tổ chức biểu diễn phải trích khoảng 15% tới 21% doanh thu của buổi diễn để trả cho tất cả tác giả (bao gồm người sáng tác, người phối khí, người dàn dựng....), trong đó, nhạc sĩ chiếm 10%. Vì tiền bản quyền được thu trước khi đêm nhạc diễn ra nên theo luật, VCPMC có quyền thu 10% của tổng 75% số vé. 25% còn lại được miễn vì nó được coi là ghế trống hoặc ghế mời. Riêng với khu vực miền Bắc vì có nhiều khó khăn nên VCPMC chỉ thu 5% trên tổng số 65% số vé.

 

Trong show Khánh Ly, do đơn vị tổ chức trình bày có nhiều khó khăn, không bán được vé nên VCPMC đã rất tạo điều kiện khi chỉ thu 5% trong tổng số 40% số vé tức là 175 triệu đồng.

 

Nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết: "Trước khi show Khánh Ly diễn ra nhạc sỹ Trần Bình - Giám đốc Nhà hát đương đại Việt Nam có gọi điện cho VCPMC và đề nghị chỉ trả số tiền tác quyền là 1,5 triệu đồng/bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ông Trần Bình còn cho rằng, đại diện gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh cũng đồng ý với mức giá đó".

 

Tuy nhiên, nhạc sỹ Phó Đức Phương cho hay, vào ngày 26/7, ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh với tư cách là những người kế thừa di sản của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã gửi thư tới các ban ngành liên quan tới việc bảo về tác quyền xác nhận đã ủy quyền cho VCPMC phụ trách trong việc thu tác quyền âm nhạc đối với những ca khúc của Trịnh Công Sơn đối với các chương trình nghệ thuật có sử dụng ca khúc của ông trong phạm vi cả nước.

 

Khánh ly, show khánh ly, đà nẵng, tác quyền âm nhạc, nhạc sĩ, phó đức phương, đồng giao

Thư của bà Trịnh Vĩnh Trinh gửi tới các đơn vị có liên quan tới vấn đề tác quyền (nhạc sỹ Phó Đức Phương cung cấp).

 

Đây là lần thứ 2 Khánh Ly về nước biểu diễn sau 40 năm rời Việt Nam. Đêm nhạc lần trước cách đây 3 tháng và cũng do công ty TNHH Đồng Dao tổ chức. Tuy nhiên, theo tiết lộ của nhạc sỹ Phó Đức Phương, khi đó, đơn vị này đã thực hiện rất nhanh chóng và đầy đủ nghĩa vụ pháp luật về tác quyền âm nhạc (khoảng 300 triệu đồng).

 

 Theo Khám Phá





Nghi vấn về mảng bê-tông trên thi thể nạn nhân vụ Cát Tường


(Dân trí) - Người đầu tiên phát hiện thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền nói rằng hai bên đùi nạn nhân có 2 mảng bê-tông to bằng viên gạch. Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội chưa xác nhận vụ việc và cho biết cơ quan công an đang điều tra, chưa thể kết luận được.
 >>  Xác chết không đầu trên sông Hồng chính là nạn nhân vụ Cát Tường
 >>  Vụ Cát Tường: Có thể chuyển tội danh khi tìm thấy xác nạn nhân

Việc thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ án xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường, được tìm thấy đang gây xôn xao dư luận. Qua giám định, cơ quan chức năng xác định thi thể nữ nổi trên sông Hồng, gần khu vực bến đò Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội), sáng ngày 18/7, chính là thi thể chị Huyền.

Khu vực phát hiện thi thể nạn nhân Huyền.
Khu vực phát hiện thi thể nạn nhân Huyền.

Thông tin ban đầu PV Dân trí ghi nhận được khi người dân phát hiện thi thể nữ nổi gần bến đò Văn Đức, thi thể này thiếu một số bộ phận như đầu, hai bàn tay, hai bàn chân. Đáng chú ý hơn, nhiều nhân chứng khẳng định nhìn thấy những mảng bê-tông trên thi thể và quần áo nạn nhân.

Đến nay, khi cơ quan chức năng xác định thi thể trên chính là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, rất nhiều nghi vấn được đặt ra xung quanh việc có hay không việc bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường cắt thi thể nạn nhân thành nhiều mảnh; những mảng bê-tông trên thi thể nạn nhân do đâu mà có?

Tiếp xúc với PV, ông Nguyễn Văn Ngoan (52 tuổi), người đầu tiên phát hiện thi thể nạn nhân, cho hay, ông phát hiện thi thể chị Huyền vào khoảng 6h30 sáng ngày 18/7, khi ông đi kéo lờ tôm trên địa bàn thôn Trung Quang (xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội), cách bến đò khoảng 500m xuôi theo dòng chảy. Thời điểm đó, ông thấy một vật nửa đen, nửa trắng lập lờ trên mặt nước bên hốc đá cách bờ khoảng 2m, xung quanh nhiều bèo, cây chuối và rác bám vào.

Ông Nguyễn Văn Ngoan kể lại sự việc phát hiện thi thể chị Huyền.
Ông Nguyễn Văn Ngoan kể lại sự việc phát hiện thi thể chị Huyền.

Lại gần, ông Ngoan hoảng hốt khi thấy đó là thi thể một người đang trong quá trình phân hủy. Theo ông Ngoan, nạn nhân mặc quần bò đen, áo phông trắng có hoa văn màu tím.

“Thi thể này không có đầu, không có hai bàn tay và hai bàn chân. Hai bên đùi nạn nhân có hai mảng bê-tông to bằng viên gạch, nhiều vị trí khác ở quần, áo nạn nhân cũng có nhiều vết xi-măng nhỏ khác. Tôi vội vàng lên bờ, chạy đi báo chính quyền địa phương.” - ông Ngoan kể lại.

Ông Nguyễn Văn Hậu, trưởng bến đò Văn Đức, cho hay, khi xuống tới hiện trường thi thể người không có đầu, nhìn thấy quần áo nạn nhân, ông nhận định ngay đó chính là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Theo ông Hậu, sau khi vụ án xảy ra, người nhà nạn nhân thường xuyên xuống bến đò để tìm kiếm và miêu tả về ngoại hình, quần áo cho mọi người biết.

Ông Nguyễn Văn Hậu, trưởng bến đò Vân Đức.
Ông Nguyễn Văn Hậu, trưởng bến đò Văn Đức.

Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã tổ chức đưa thi thể nạn nhân lên bờ, tổ chức pháp y tử thi. Người thân chị Lê Thị Thanh Huyền cũng có mặt tại hiện trường không lâu sau đó.

Cũng theo ông Hậu, khi có mặt tại hiện trường, một người phụ nữ chừng ngoài 60 tuổi xưng là mẹ nạn nhân đã khóc ngất khi nhìn thấy thi thể được vớt lên không nguyên vẹn.

Ông Trần Văn Tuyến, Phó Trưởng công an xã Văn Đức, cho biết, khi xuống hiện trường, lực lượng công an xã chứng kiến thi thể một người phụ nữ không đầu nằm úp nổi rất gần bờ, xung quanh có nhiều rác, chỉ nhìn rõ phần mông của nạn nhân.

“Thi thể người xấu số đã mất đầu, cả hai bàn tay, hai bàn chân cũng không có. Thi thể người gặp nạn chỉ mặc một áo cộc và chiếc quần đen, cơ thể đang trong tình trạng phân hủy. Thi thể không nặng mùi như các thi thể khác.” - ông Tuyến cho hay.

Theo ông Tuyến, thời điểm thi thể trên được đưa lên bờ, gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền có mặt tại hiện trường chưa xác nhận đó là chị Huyền bởi thi thể này đang phân hủy, mất nhiều bộ phận. Dù chưa xác nhận là chị Huyền nhưng người thân trong gia đình nhận ra chiếc áo, quần giống với quần áo chị Huyền thời điểm cuối cùng mọi người gặp nạn nhân.

Sau khi giám định tử thi, chính quyền địa phương đã đưa nạn nhân về an táng theo phong tục tại nghĩa trang xã Văn Đức. Gia đình chị Huyền cũng đã tham dự lễ an táng cho tới tối cùng ngày mới trở về.

Đại tá Nguyễn Văn Viện trao đổi với báo chí chiều ngày 5/8.
Đại tá Nguyễn Văn Viện trao đổi với báo chí chiều ngày 5/8.

Chiều ngày 5/8, xác nhận thi thể được phát hiện gần bến đò Văn Đức sáng 18/7 chính là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, Đại tá Nguyễn Văn Viện - Chánh văn phòng Công an thành phố Hà Nội - thông tin thêm, mọi tình tiết nghi ngờ trong vụ án đều phải chờ kết luận điều tra bổ sung mới làm rõ được. Hiện cơ quan điều tra đang đánh giá lại thông tin vụ án, lên kế hoạch điều tra chi tiết và trưng cầu ý kiến các cơ quan chuyên môn.

“Nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân Huyền phải chờ điều tra, giám định mới kết luận được. Giám định pháp y mới cho kết quả ban đầu, phải chờ kết luận mới làm rõ được thông tin nạn nhân chết trước hay sau khi bị ném xuống sông.” - Đại tá Viện cho hay.

Trước thông tin nạn nhân bị cắt thành nhiều mảnh trước khi bị ném xuống sông, Chánh Văn phòng CATP Hà Nội nhận định, thời gian từ khi vụ án xảy ra đến khi tìm được thi thể đã quá lâu. Thi thể ở dưới nước bị phân hủy nên chưa thể kết luận được nạn nhân có bị cắt thành nhiều phần không.

Về thông tin có những mảng bê-tông trên thi thể và trên quần áo nạn nhân, Đại tá Viện thông tin, hiện chưa thể khẳng định có hay không bê-tông trong thi thể được tìm thấy. Cơ quan công an đang điều tra nên chưa thể kết luận được.

Tiến Nguyên

Nguyễn Mạnh Tường là 'bác sĩ giả mạo' về phẫu thuật thẩm mỹ

Thẩm mỹ viện Cát Tường là “cơ sở giả mạo ”, “cơ sở chui" và Nguyễn Mạnh Tường là “bác sĩ giả mạo”, “bác sĩ chui” về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ” – luật sư bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân Huyền khẳng định

--------------------------------------------------

>>  Nạn nhân vụ Cát Tường có thể chết do tiêm quá liều thuốc tê?

>>  Chi tiết cáo trạng trước ngày xét xử vụ “Thẩm mỹ viện Cát Tường”

>>  Toàn cảnh vụ án TMV Cát Tường

-------------------------------------------------------

Sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, tài liệu của vụ án, do không đồng tình với quan điểm trong nội dung các Bản kết luận điều tra và Bản cáo trạng, Luật sư Vũ Gia Trưởng và luật sư Phạm Hương Giang, (thuộc Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải và Cộng sự, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) người bảo vệ quyền lợi cho Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân trong vụ án “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bản thuốc hoặc dịch vụ y tế khác; Xâm phạm thỉ thể, mồ mả, hài cốt; Trộm cắp tài sản” xảy ra ngày 19/10/2013 tại Thẩm mỹ viện Cát Tường, số 45 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội đã gửi tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội, Viện kỉểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội Văn bản kiến nghị.

Hai luật sư trong vụ án này cho rằng, căn cứ vào những tình tiết đã có trong hồ sơ vụ án đến thời điểm hiện tại, việc Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội đã khởi tố, điều tra và truy tố Nguyễn Mạnh Tường về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác ” quy định tại khoản 1 Điều 242 BLHS đối với hành vi gây ra cái chết cho chị Lê Thị Thanh Huyền một cách trái pháp luật là không chính xác. Những hành vi này cùa Nguyễn Mạnh Tường đã có dấu hiệu phạm vào tội “Giết người” theo quy định tại Điều 93 BLHS Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Tường là 'bác sĩ giả mạo' về phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 1

Nguyễn Mạnh Tường và Thẩm mỹ viện Cát Tường.

Vụ "Thẩm mỹ viện Cát Tường": Đề nghị thay đổi tội danh bị cáo

Trong văn bản kiến nghị, Luật sư khẳng định Nguyễn Mạnh Tường không phải là chủ thể của tội danh theo quỵ đinh tai Điều 242 BLHS.Lluật sư phân tích: Nếu xác định Nguyễn Mạnh Tường là chủ thể của điều luật này là chưa xác định đúng mối quan hệ giữa Tường và nạn nhân khi xảy ra hành vi phạm tội”.

Theo quy định tại Điều 242 BLHS, chủ thể của tội phạm này phải là những chủ thể đặc biệt, đó là những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (người khám bệnh, chữa bệnh) và là người có trách nhiệm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh. Giữa họ và bệnh nhân phải có mối quan hệ giữa một bên là người khám bệnh, chữa bệnh và bên kia là bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, quan hệ giữa Nguyễn Mạnh Tường với chị Huyền khi thực hiện dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ không phải là quan hệ giữa người khám bệnh, chữa bệnh và bệnh nhân vì khi đó Tường không phải là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cũng không phải là bác sĩ được giao trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật tại “cơ sở” Thẩm mỹ viện Cát Tường về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Vị luật sư đưa ra dẫn chứng: Thứ nhất, căn cứ theo khoản 6 Điều 2 của Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009 thì: “Người hành nghề khảm bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh. Khi thực hiện công việc phẫu thuật thẩm mỹ cho chị Huyền, mặc dù Nguyễn Mạnh Tường là Giám đốc của TMV Cát Tường nhưng Tường không phải là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phẫu thuật thẩm mỹ vì Tường chưa được Bộ Y tế hay cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, Tường chỉ là bác sĩ chuyên khoa Ngoại - Phẫu thuật tạo hình (Bút lục sổ 536).

Vụ Cát Tường: Lời khai chấn động của y tá phẫu thuật - 1

>> Vụ Cát Tường: Lời khai chấn động của y tá phẫu thuật

Y tá Thư khai: "Khi bơm được 1 - 2 ống bơm tiêm, chị Huyền bắt đầu có biểu hiện co giật. Nhưng bác sỹ vẫn tiếp tục hút 5 - 6 ống bơm trên mỡ bụng thì dừng lại... Trong quá trình bơm mỡ vào ngực, bệnh nhân vẫn co giật, sùi bọt mép, người cứng lại".

Vụ TMV Cát Tường: Bí ẩn hành vi rạch bụng sau khi nạn nhân đã chết?

Thứ 2, Theo điểm a khoản 3 Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 quy đinh thì: “Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất ỉà 54 tháng tại chuyên khoa đó.” Như vậy, thì Nguyễn Mạnh Tường không phải là người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ tại TMV Cát Tường.

Thứ 3: Thẩm mỹ viện Cát Tường không phải là “cơ sở” khám bệnh, chữa bệnh được phép hoạt động và được cung cấp dịch vụ về phẫu thuật thẩm mỹ vì căn cứ vào Điều 42 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn được hoạt động cần phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là:

Một, có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước cỏ thảm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kỉnh doanh; Hai Có giấv phép hoat đông do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Qua xác minh của Cơ quan CSĐT tại Sở y tế TP.Hà Nội thì TMV Cát Tường không có đầy đủ những điều kiện trên mà chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng tài chính- Kế hoạch quận Hai Bà Trưng cấp nhưng ngành nghề kinh doanh lại là dịch vụ khám, chữa bệnh chuyên khoa Ngoại - Phẫu thuật tạo hình chứ không phải là dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ (Bút lục sổ 49, 50).

Từ sự phân tích trên, hai vị luật sư bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền khẳng định TMV Cát Tường là “cơ sở giả mạo ”, “cơ sở chui” và Nguyễn Mạnh Tường là “bác sĩ giả mạo”, “bác sĩ chui” về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ nên Nguyễn Mạnh Tường không phải là “đối tượng' để được coi là chủ thể của tội danh được quy định tại Điều 242 BLHS mà phải truy tố Nguyễn Mạnh Tường theo tội danh quy định tại Điều 93 BLHS mới chính xác.


Sở dĩ BS Nguyễn Mạnh Tường chưa bị truy tố là vì y là cháu của Nguyễn Thị Đoan  phó chủ tịch nhà nước CHXNCNVN

Bà Nguyễn Thị Doan sinh ngày 11 tháng 1 năm 1951 tại xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bà là giáo sưtiến sĩkinh tế và có trình độ cao cấp về lí luận chính trị. Bà Nguyễn Thị Doan gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11 tháng 7 năm 1982.

Nguyễn Thị Doan.jpg

  • Từ 1968 đến 1973: Học và tốt nghiệp tại trường Đại học Thương mại Hà Nội.
  • Từ 1974 đến 1979: Là giảng viên trường Đại học Thương mại Hà Nội.
  • Từ 1981 đến 1992: Là nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án tiến sĩ kinh tế tại Bulgaria. Sau đó sang Pháp học và làm luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Quản lý Kinh doanh châu Âu.
  • Năm 1993: Là hiệu trưởng trường Đại học Thương mại Hà Nội.
  • Tháng 6 năm 1996: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  • Tháng 8 năm 1999: Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, được bầu là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
  • Tháng 4 năm 2001: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công giữ chức Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
  • Tháng 12 năm 2005: Tại Đại hội Đảng bộ khối I cơ quan Trung ương lần thứ 6 được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy khối.
  • Tháng 4 năm 2006: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
  • Ngày 25 tháng 7 năm 2007: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam thay cho bà Trương Mỹ Hoa.
  • Tháng 1 năm 2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.[1]
  • Ngày 26 tháng 7 năm 2011 được quốc hội khóa XIII bầu lại giữ chức Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
  • Hiện nay, bà còn là Đại biểu Quốc hội khóa XIII (tỉnh Hà Nam), Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua khen thưởng Trung Ương, Chủ tịch Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam và Ủy viên Hội đồng lí luận Trung Ương,

Tài xế xe du lịch gặp nạn đã chủ động đâm vào vách núi

"Hành khách la hét khi ôtô cứ vun vút, lảo đảo trên con đường quanh co một bên là vực, bên là núi, tài xế Long bảo mọi người bình tĩnh để ông cho xe va vào vách núi", nạn nhân trong vụ tai nạn sáng nay, kể.

Trưa 5/8, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã huy động toàn bộ bác sĩ, y tá khi các nạn nhân trong vụ xe khách trên hành trình từ Nha Trang đến Đà Lạt đâm vào vách núi liên tục được chuyển đến. Đến 14h30, sau 4 tiếng xảy ra tai nạn, nạn nhân cuối cùng mới được đưa tới bệnh viện, nơi cách xa hiện trường gần 50 km.

loi-ke-nhan-chung-2-9722-1407251198.jpg

Những người may mắn bị thương nhẹ ngồi ở đuôi xe. Ảnh: Quốc Dũng

May mắn chỉ bị thương nhẹ ở sống mũi và cánh tay, bà Nguyễn Thị Kim Thoa (49 tuổi) cho biết, 45 người ngụ tỉnh Long An gồm nhiều trẻ em đã tham gia một tour du lịch tự tổ chức theo tập quán địa phương. Một người nhiều lần đi Đà Lạt tự đứng ra thiết kế tour và tổ chức hợp đồng xe, kêu gọi các mối quan hệ thân quen đi cùng. Theo kế hoạch, họ sẽ đi Nha Trang chơi 2 ngày rồi quay về Đà Lạt nghỉ dưỡng thêm 2 ngày. Tuy nhiên, sáng nay, trên đường đến Đà Lạt thì xe khách gặp nạn.

Khoảng 10h, bà Thoa đang thiu thiu ngủ thì nghe nhiều người trên xe la hét hoảng loạn. "Cảm giác lúc đó tôi thấy xe chạy với vận tốc rất lớn và liên tục lảo đảo. Sau đó nghe một tiếng rầm, người bị hất tung, choáng váng rồi tôi không biết gì luôn", bà Thoa kể.

Lúc tỉnh dậy, bà mới ý thức được đã xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng khi có 3 người chết tại chỗ. Trong đó, thi thể tài xế Phan Thanh Long (53 tuổi) và một người đàn ông bị kẹt cứng ở cabin móp méo cắm sâu vào vách núi. Có rất nhiều người đã tham gia kéo những người trong xe đang bất tỉnh, toàn thân bê bết máu, ra ngoài. "Gia đình tôi có 7 người đi chuyến này thì có 2 người bị thương nặng, may mắn 2 cháu nhỏ không sao", bà Thoa cho biết.

Chỉ bị trật tay sau tai nạn, song ông Nguyễn Văn Tám (53 tuổi) trông rầu rĩ vì hậu quả của tai nạn quá nghiêm trọng. Ngoài 3 người chết còn có đến 33 người bị thương. Những người ngồi phía đuôi xe chỉ bị thương nhẹ. Tất cả họ đều là những người đã thân thiết với nhau sau 2 ngày đi chơi ở Nha Trang, trước khi đến Đà Lạt.

Theo ông Tám, khi chiếc xe có dấu hiệu mất thắng, tài xế Long vẫn bình tĩnh cầm lái. Lúc mọi người la hét hoảng loạn là đến đoạn khá dốc. Chiếc ôtô cứ phóng vun vút, lảo đảo trên con đường quanh co một bên là vực, bên là núi.

"Ông Long hét lớn bảo mọi người bình tĩnh để ông cho xe va vào vách núi. Hậu quả tai nạn thật đáng tiếc nhưng chúng tôi không trách ông ấy. Tôi nghĩ đó là cách duy nhất ông ấy có thể làm để dừng chiếc xe, hạn chế thiệt hại cho mọi người", ông Tám nói.

tai-nan-1-2829-1407224591-7989-140725119

Tài xế Long được cho là đã chủ động đâm vào vách núi để tránh xe lao xuống vực. Ảnh: Quốc Dũng

Nói thêm về tài xế Long, ông Tám bảo, trong hai ngày qua bác tài lái rất cẩn thận. Ông thường hối thúc đoàn đi sớm nhưng luôn chạy tốc độ từ tốn. "Tôi nói với vợ con đi xe bác tài này thì yên tâm. Tai nạn xảy ra, anh Long là người chấp nhận hậu quả đầu tiên cho cả mấy chục con người", vị hành khách trung niên cho hay.

Theo Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, một số người trong các nạn nhân bị thương và tử vong đang công tác trong ngành y tế thuộc biên chế của tỉnh Long An. Đến chiều nay có hai nạn nhân do vết thương nặng đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).

Nguyên nhân tai nạn chưa được xác định, xong cơ quan chức năng cho rằng có dấu hiệu cho thấy xe gặp sự cố về thắng trước khi đâm vào vách núi. Gia đình tài xế Long cho hay, chỉ tính từ đầu tháng 6, ông đã 8 lần chở khách trên hành trình quen thuộc này.

Quốc Dũng


Quản lý trẻ lỏng lẻo, chùa Bồ Đề "tạo điều kiện" cho tội phạm


(Dân trí) - Theo nhận định của Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội, công tác quản lý trẻ tại chùa Bồ Đề rất lỏng lẻo. Chính điều này đã tạo cơ hội cho tội phạm mua bán trẻ em hoạt động.
 >> “Trụ trì chùa Bồ Đề có trách nhiệm trong vụ mua bán trẻ em”
 >> Hành trình mua bán cháu bé tại chùa Bồ Đề
 >> Hà Nội: Bắt 2 đối tượng vụ nghi án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

Trụ trì chùa Bồ Đề cũng là đối tượng điều tra

Chiều 5/8, Thượng tá Vũ Thái Hưng - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC45 - CATP Hà Nội) - đã thông tin chi tiết về vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề tại buổi giao ban báo chí Thành ủy. Theo đó, chị Trần Thị Thu H. (SN 1989, quê Phú Thọ) có quan hệ yêu đương với anh Vũ Xuân T. (quê Tuyên Quang) và có thai với anh T. Sau khi sinh một cháu bé trai, sợ gia đình biết, chị H. cùng người yêu đã mang cháu bé đến chùa Bồ Đề nhờ nuôi dưỡng.

Tại đây, hai người gặp sư trụ trì Thích Đàm Lan và nói dối là con của một người khác không có điều kiện nuôi dưỡng, gửi nhà chùa nuôi giùm. Sư trụ trì Thích Đàm Lan hướng dẫn chị H. gặp Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, trú tại Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là người quản lý nhà mở, nơi trông giữ trẻ ở chùa Bồ Đề, để làm thủ tục gửi cháu bé.

Thượng tá Vũ Thái Hưng thông tin chi tiết về vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Thượng tá Vũ Thái Hưng thông tin chi tiết về vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.

Đầu tháng 11/2013, anh Nguyễn Thành Long cùng công ty đến chùa Bồ Đề làm từ thiện đã nhận làm cha đỡ đầu cháu bé trên, đặt tên cháu là Cù Nguyên Công. Anh Long và vợ sau đó thỉnh thoảng đến chùa thăm cháu Công. Tuy nhiên, đến ngày 5/1/2014, anh Long tới thăm cháu thì không còn thấy cháu Công ở chùa nữa. Phát hiện nhiều nghi vấn, anh Long đã làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an.

Qua điều tra, cơ quan công an xác định, trước đó, Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê ở Yên Khánh, Ninh Bình; hiện trú tại Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) có nhờ Trang tìm cho 1 đưa trẻ khỏe mạnh để nhận làm con nuôi. Nguyệt hứa sẽ bồi dưỡng cho Trang tiền nhưng không nói cụ thể số tiền là bao nhiêu.

Khoảng tháng 12/2013, Trang nói với chị H. rằng có người chị dâu của Trang muốn nhận cháu Công về làm con nuôi và được chị H. đồng ý. Trang hẹn chị H. ngày 1/1/2014 đến chùa Bồ Đề làm thủ tục xin lại con, thực chất là để đưa cháu bé ra khỏi chùa giao cho Nguyệt nuôi.

Sau khi thỏa thuận với chị H., Trang thông báo lại Nguyệt biết, nếu Nguyệt đồng ý nhận cháu Công làm con nuôi thì phải đưa cho Trang 40 triệu đồng để Trang đưa cho mẹ đẻ cháu bé. Nguyệt đồng ý và đi vay mượn được 35 triệu đồng.

Ngày 1/1/2014, Trang nhờ mẹ đẻ của mình đón cháu Cù Nguyên Công mang về nhà. Ngày hôm sau, Trang và Nguyệt đến đưa cháu Công đi xét nghiệm HIV. Tại nơi xét nghiệm, Nguyệt đã đưa cho Trang 35 triệu đồng và bế cháu bé về nhà rồi đem về quê ở Ninh Bình làm giấy khai sinh cho cháu tên là Phạm Gia Bảo.

Về phần Trang, với số tiền Nguyệt đưa, Trang lấy 10 triệu đồng gửi qua tài khoản cho chị H. Khoảng tháng 6/2014, Nguyệt liên lạc với Trang bảo cháu bé đang bị bệnh viêm phổi nặng, nằm ở Viện Nhi trung ương. Trang muốn đến thăm nhưng Nguyệt không cho. Vài ngày sau, Nguyệt thông báo là cháu bé đã chết.

Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được, xác định đã có dấu hiệu của hành vi mua bán trẻ em quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự, ngày 3/8, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt.

Hai đối tượng mua bán trẻ em bị bắt giữ.
Hai đối tượng mua bán trẻ em bị bắt giữ.

Quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu giữ tại nơi ở của Phạm Thị Nguyệt nhiều giấy tờ (giấy khai sinh của các cháu bé không phải là con đẻ của Nguyệt, giấy viết tay của người khác) nghi được làm giả để hợp thức hóa nguồn gốc những cháu bé mà Nguyệt đang nuôi. Hiện tại, Nguyệt đang nuôi 2 cháu bé khoảng 2 tuổi không phải con đẻ của mình tại phòng trọ trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Theo Thượng tá Vũ Thái Hưng, cơ quan điều tra đã mời ni sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, lên trụ sở để làm việc. Thượng tá Hưng cho hay, hiện chưa có đủ tài liệu để khẳng định sư trụ trì có liên quan trực tiếp đến vụ mua bán cháu Công hay không.

“Tuy nhiên, sư Thích Đàm Lan đương nhiên là đối tượng điều tra. Chắc chắn một điều là sư trụ trì sẽ có trách nhiệm liên quan đến vụ việc vì trẻ em được nuôi trong chùa. Trách nhiệm ở mức độ nào thì phải điều tra, xác minh làm rõ.” - Thượng tá Hưng khẳng định.

Chùa Bồ Đề quản lý trẻ quá lỏng lẻo

Qua quá trình điều tra xác minh, cơ quan công an xác định tại chùa Bồ Đề hiện có 106 trẻ em độ tuổi từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi. Việc quản lý nuôi dưỡng trẻ em tại chùa Bồ Đề không được các cơ quan chức năng cấp phép. Việc quản lý sổ sách và các thủ tục nhận trẻ em vào chùa nuôi dưỡng và thủ tục trả lại trẻ cho gia đình còn lỏng lẻo, sơ sài, dễ bị tội phạm lợi dụng như hành vi mua bán trẻ em của Trang và Nguyệt.

Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã có những kiến nghị tới các cơ sở cũng như chính quyền các địa phương nhằm phòng ngừa tội phạm mua bán trẻ em xảy ra.

Liên quan đến việc chùa Bồ Đề nhận nuôi nhiều trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội - cho rằng, việc làm này thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của nhà chùa. Tuy nhiên, xét trên góc độ pháp lý, nhà chùa không đáp ứng đủ điều kiện để nhận con nuôi.

Luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Viện dẫn Điều 2 của Luật Nuôi con nuôi, luật sư Được cho rằng, nguyên tắc của việc nhận con nuôi là xác định mối quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ với con bền vững, lâu dài, đảm bảo ổn định cho đứa trẻ. Việc chùa Bồ Đề nhận và nuôi trẻ như vậy không đảm bảo đúng mục đích nuôi con nuôi.

“Nhà chùa không đứng tên nhận con nuôi được. Đối chiếu với Điều 14 Luật Nuôi con nuôi (quy định các điều kiện đối với người nhận con nuôi), các tổ chức nói chung và nhà chùa nói riêng không có trong chủ thể nhận con nuôi, không thỏa mãn các điều kiện để nhận con nuôi” - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội bày tỏ quan điểm.

Theo luật sư Được, không nên để nhà chùa nhận con nuôi vì nuôi con nuôi trong nhà chùa liên quan đến nhiều vấn đề, như vấn đề giáo dục, vấn đề giới tính, sự phát triển bình thường của trẻ em… Nhà chùa chỉ nên hỗ trợ cho việc chăm sóc trẻ em như quy định trong Điều 7 Luật Nuôi con nuôi: “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”.

Về việc chính quyền địa phương xác nhận cho các trẻ em cư trú tại chùa, luật sư Hoàng Huy Được cho rằng việc làm này, nếu có, không phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chế tài xử lý sai phạm này.

“Ở Việt Nam, thẩm quyền chứng nhận cho - nhận con nuôi thuộc cấp phường, xã, thị trấn. Việc xác nhận cho nhà chùa nhận con nuôi là sai, không phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc xác nhận cho - nhận con nuôi còn phải đảm bảo các điều kiện khách quan khác nữa như luật đã quy định” - luật sư Được cho hay.

Tiến Nguyên

Tư bản đỏ co giò chạ theo Mỹ: 

Khoảng 60 hồ sơ của Việt Nam được duyệt định cư thông qua đầu tư dự án tại Mỹ năm ngoái, trong khi 6 năm trước gần như không trường hợp nào thành công, theo ông Trần Văn Tỉnh, Chủ tịch HĐQT IMM Group.

Luật EB-5 quy định về việc định cư tại Mỹ thông qua các chương trình đầu tư dự án. Đây cũng là cách nước Mỹ thu hút đầu tư nước ngoài. Gần 10 năm trước, chương trình này hầu như không được quan tâm bởi quy định khắt khe của cơ quan Di trú. Nhưng hiện nay, số người có nhu cầu tìm hiểu và muốn định cư ở Mỹ có xu hướng gia tăng.

Ông Trần Văn Tỉnh, Chủ tịch HĐQT IMM Group chia sẻ với VnExpress lý do  nhà đầu tư Việt Nam chú ý nhiều hơn tới việc định cư theo diện đầu tư và những lưu ý khi quyết định chọn cách này để có tấm vé thông hành vào Mỹ.

Ông đánh giá mức độ quan tâm của người Việt hiện nay tới chương trình đầu tư định cư Mỹ như thế nào?

- Những năm trước, chương trình EB5 chưa phổ biến, gần như không ai biết nó là gì. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cụm từ "đầu tư định cư Mỹ" xuất hiện phổ biến hơn, được nhiều người tìm hiểu hơn, thể hiện qua số người Việt tìm tới các công ty nhờ tư vấn tăng lên.

Ví dụ ở công ty tôi, từ đầu năm tới nay, lượng người tìm đến bày tỏ nguyện vọng tìm suất sang Mỹ theo diện EB5 tăng hơn 50% so với cả năm ngoái và tăng 300% so với cách đây 2 năm. Đó là chưa kể nhiều công ty du lịch, tư vấn du học cũng nhảy vào thị trường này và đưa ra các kế hoạch kinh doanh nhằm thu hút khách hàng. Bảy năm trước, lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chỉ đếm trên đầu ngón tay thì hiện nay tăng gấp nhiều lần. Ngoài ra còn có nhiều luật sư Việt kiều Mỹ về Việt Nam đặt vấn đề hợp tác với các công ty tư vấn trong nước.

hinh-4-8095-1407290277.jpg

Ông Trần Văn Tỉnh, Chủ tịch HĐQT IMM Group.

Đâu là nguyên nhân chính khiến nhiều người tìm hiểu hình thức định cư ở Mỹ theo kiểu rót vốn đầu tư, thưa ông?

- Khoảng 3 năm trước, thị trường Mỹ kém hấp dẫn hơn so với Canada, Australia. Đầu tư ở Canada khi đó chỉ cần mức khởi điểm 400.000 CAD. Khoản tiền này mang tính chất cho Chính phủ mượn trong một khoảng thời gian nhất định, được hoàn lại sau 5 năm. Còn tại Australia, bạn cần đầu tư 750.000 AUD vào trái phiếu Chính phủ và được đảm bảo có lãi hàng năm 3,5-6%. Ở 2 thị trường này, độ an toàn của dòng vốn được đảm bảo bởi Chính phủ đứng ra bảo lãnh.

Tuy nhiên, hiện nay, 2 nước siết lại điều kiện xin visa thường trú nhân, như: diện đầu tư tăng gấp đôi khoản tiền phải đầu tư so với trước, xét duyệt hồ sơ nghiêm ngặt hơn. Diện doanh nhân thì việc đầu tư không bắt buộc ngay từ đầu nhưng phải thực hiện kinh doanh như là điều kiện ràng buộc sau khi có được visa.

Độ khó của 2 thị trường này tăng lên và khi đó, chương trình EB-5 có tính cạnh tranh hơn. Thị trường Mỹ không yêu cầu kinh nghiệm quản lý, không yêu cầu có doanh nghiệp, không giới hạn độ tuổi hay ngoại ngữ..., nhưng phải có khoản tiền 500.000 USD để rót vào một dự án ở Mỹ (vào những vùng đã được chỉ định đầu tư) và chứng minh nó tạo ra 10 việc làm cho người bản xứ.

Chính phủ Mỹ đưa ra hạn mức 10.000 visa một năm dành riêng cho EB-5 nhưng từ trước tới nay chưa có năm nào đạt được. Tuy nhiên, lượng hồ sơ xin thẻ xanh có điều kiện được chấp thuận tăng dần qua các năm (2010: 1.369 hồ sơ, 2012: 1.563; 2013 là 3.677, theo Bộ Di trú Mỹ). Mong muốn chứng kiến con cái lớn lên tại nơi có nền giáo dục và môi trường phát triển, sớm đoàn tụ với người hoặc tận dụng những lợi thế kinh doanh khi có thẻ xanh trong tay là lý do chính mà nhiều người, trong đó có người Việt tìm cách định cư ở nước ngoài.

Trong tất cả những yêu cầu cần thiết để đầu tư định cư Mỹ, theo ông đâu là khâu gây ách tắc nhiều nhất cho nhà đầu tư Việt Nam hiện nay?

- Theo thông tin tôi nắm, năm 2013, Việt Nam mới có khoảng 60 hồ sơ đạt yêu cầu nhận thẻ xanh có điều kiện.

Cái khó nhất của nhà đầu tư Việt Nam hiện nay là chứng minh tính minh bạch của số tiền 500.000 USD sẽ dùng để đầu tư vào dự án ở Mỹ. Nhiều trường hợp bỏ hẳn ý định vì không cách nào thu thập đủ thông tin để trình bày cho Chính phủ Mỹ hiểu rõ ngọn nguồn khoản tiền này. Có khách hàng là đại gia ở TP HCM thừa sức chi gấp hàng chục lần số tiền này nhưng ông không cho thấy trên giấy tờ 500.000 USD đó là do nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà ông làm chủ mang lại. Hay một chị thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi ngày từ cửa hàng điện tử ở quận 5 song không có gì xác minh đây là sự thật. Hóa đơn từ cơ quan thuế cũng vô hiệu bởi không được phía Mỹ chấp thuận. Trường hợp này đòi hỏi sự vào cuộc của phía luật sư, công ty kiểm toán... nên chỉ riêng khâu hoàn tất hồ sơ ban đầu chuyển cho công ty tư vấn đã mất vài tháng.

Nếu chứng minh rõ nguồn gốc số tiền này thì công đoạn chuyển tiền sang dự án ở Mỹ sẽ thực hiện như thế nào, khi luật ở Việt Nam chưa cho phép cá nhân tự do chuyển tiền ra nước ngoài?

- Theo đúng quy định, cá nhân muốn chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài cần có giấy phép đầu tư ra nước ngoài của Bộ KH-ĐT, sau đó Ngân hàng Nhà nước sẽ xác nhận tiến độ chuyển tiền ra nước ngoài và ngân hàng thương mại căn cứ theo đó thực hiện. Tuy nhiên, quá trình quá nhiêu khê và sau 8 năm hoạt động, công ty tôi chưa có một hồ sơ nào chuyển tiền thành công theo hình thức này.

Lý do vì sau khi nộp hồ sơ lên Bộ KH-ĐT xin giấy phép đầu tư, phía Bộ yêu cầu phải có xác minh bên Tham tán lãnh sự ở nơi có dự án của nhà đầu tư. Khi Tham tán lãnh sự của Việt Nam tại Mỹ kiểm tra xong sẽ phải hợp thức hóa giấy tờ lãnh sự. Toàn bộ giấy tờ này mang sang Mỹ để đóng dấu rồi đem về Sở Ngoại vụ đóng thêm dấu nữa mới được công chứng và dịch. Hồ sơ sau đó mới nộp lên Bộ KH-ĐT và chờ đợi kết quả (có khi mất nửa năm, trong khi dự án chỉ chờ nhà đầu tư 1-2 tháng).

Hiện nay, công ty tôi ưu tiên những trường hợp có bạn bè, người thân ở các nước khác và nhờ họ thực hiện chuyển tiền hộ sang Mỹ. Nguyên nhân do nhiều nước khá thoáng khi cho phép công dân tự do chuyển tiền ra nước ngoài. Trường hợp này, thủ tục thực hiện cũng không dễ dàng gì vì vẫn phải chứng minh nguồn gốc nguồn tiền, mối quan hệ của nhà đầu tư với người chuyển hộ ở nước khác..., nhưng rõ ràng khả thi và nhanh hơn cách trên.

Ông nghĩ sao khi có một số nhà đầu tư chuyển tiền đầu tư này qua các hợp đồng khống, hoặc ăn theo hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam để hợp thức hóa việc chuyển tiền?

- Công ty tôi cũng có vài khách hàng có hợp đồng xuất khẩu thật. Thay vì công ty mua hàng phải thanh toán lại cho nhà đầu tư bằng cách chuyển tiền về Việt Nam thì họ có thể yêu cầu công ty mua hàng trích ra một phần chuyển sang dự án Mỹ. Khoản mượn trước này, nhà đầu tư sẽ tự bỏ tiền túi ra trả lại cho công ty bằng tiền VND.

Tôi cũng có biết một số trường hợp tìm mọi cách để chuyển cho bằng được tiền sang nước ngoài, kể cả việc làm hợp đồng khống. Điều này trái luật, nếu xét ở khía cạnh pháp luật Việt Nam. Chương trình EB-5 truy vấn gắt gao nguồn gốc khoản đầu tư nên để chứng minh rõ tính hợp pháp của số tiền, các mối liên hệ đan xen nhau... để đúng với quy định của Mỹ sẽ là thách thức không nhỏ với những người muốn qua ải xét duyệt của cơ quan Di trú bằng hợp đồng khống.

Ông có lời khuyên gì cho những người muốn định cư thông qua hình thức đầu tư tại Mỹ?

- Quan trọng nhất là không nên phó thác mọi vấn đề cho công ty tư vấn. Nhà đầu tư cần biết về dự án mà mình sẽ rót vốn. Hãy bằng mọi cách khác nhau (đọc kỹ tài liệu dự án, thuê công ty dịch vụ thực hiện việc thẩm định, sang Mỹ, tìm hiểu qua bạn bè, người thân ở Mỹ, đọc kỹ các điều luật ở Mỹ...) để kiểm tra dự án đó như thế nào, khả năng hoạt động ra sao, phương án hoàn vốn tới đâu...

EB-5 phù hợp với các đại gia hơn vì tài chính của cá nhân phải dư dả để tránh rủi ro có thể xảy ra như: dự án bị phá sản, bị lỗ, không tạo ra đủ việc làm theo yêu cầu. Khi đó, việc đầu tư bị đình trệ, tiền không thu về lại được mà thẻ xanh cũng chẳng có.

Mục đích chính của chương trình không phải mang lại cơ hội đổi đời, giàu sang phú quý nhờ những khoản lãi kếch sù từ việc mang tiền đi đầu tư sang Mỹ như nhiều người Việt lầm tưởng. Những dự án này mang lại lãi suất thấp, thường không quá 3% một năm. Nó đơn thuần giúp cho các dự án ở Mỹ có thêm vốn để triển khai, họ được tiếp cận vốn vay lãi suất thấp, tạo ra công ăn việc làm cho người bản xứ, chứ không tạo điều kiện cho những đối tượng nhập cư làm giàu nhanh chóng.

Quan điểm đầu tư của người Việt cũng đặc biệt hơn so với các nước. Họ thường chuộng những dự án bất động sản ở Mỹ vì cho rằng dù có phá sản đi nữa cũng còn tòa nhà, hạng mục công trình, hạ tầng... gỡ gạc để lấy lại chút đồng vốn. Thực chất, lĩnh vực này không phải lúc nào cũng an toàn và hấp dẫn mà khủng hoảng kinh tế 2008 kéo theo sự xuống dốc của nhà đất Mỹ là ví dụ.

Ông Trần Văn Tỉnh là Chủ tịch Công ty IMM Group (cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực di trú thương mại, đầu tư) có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, dẫn dắt công ty trở thành đối tác ủy thác, độc quyền của các công ty luật, thương mại ở Mỹ, Australia, Canada, Singapore...

Thu Ngân



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 648 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 641 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 626 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 555 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 526 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 517 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 509 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 495 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 441 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.